Ngoài việc sử dụng que thử thai, siêu âm hay xét nghiệm máu, bạn cũng có thể dựa vào các dấu hiệu mang thai sớm để biết mình đã đậu thai hay chưa để chủ động xây dựng chế độ chăm sóc thai kỳ khoa học. Cùng Doppelherz tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng có thai chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
Những dấu hiệu mang thai sớm sau tuần đầu dễ nhận biết
Dưới đây là những dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh dễ nhận biết mà chị em có thể theo dõi để biết bản thân đã đậu thai hay chưa:
Dấu hiệu mang thai: Ngực thay đổi
Dấu hiệu có thai dễ nhận thấy nhất ở phụ nữ mới “cấn bầu” đó chính là vùng ngực thay đổi như: sưng, căng tức, đau, núm vú nâu sẫm và hơi nhô ra. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do nồng độ hormone HCG tăng cao, khiến cho vùng ngực thay đổi kích cỡ và hình dáng. Triệu chứng này sẽ giảm dần vì cơ thể bạn có khả năng tự điều chỉnh theo sự thay đổi nội tiết tố trong suốt thai kỳ.
Thường xuyên đi tiểu nhiều lần
Dấu hiệu mang thai tuần đầu khi có thai đó chính là bạn sẽ thường xuyên đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi cùng sự phát triển của tử cung gây ra áp lực lên bàng quang.

Dấu hiệu mang thai sớm: Nôn mửa, nôn khan
Nôn nghén là tình trạng phổ biến mà có đến khoang 2/3 phụ nữ gặp phải tình trạng này trong ba tháng đầu của thai kỳ. Đây cũng là dấu hiệu mang thai tuần đầu sớm trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu tiên. Tuy nhiên, bước sang tam cá nguyệt thứ 2, triệu chứng này sẽ giảm dần sau đó mất hẳn. Chỉ có một số ít các mẹ bầu bị chứng buồn nôn cho đến tận lúc sinh.
Mệt mỏi, kiệt sức
Một biểu hiện có thai dễ dàng nhận biết đó chính là tình trạng mệt mỏi, bởi khi bạn thụ thai thành công, lúc này nồng độ progesterone trong cơ thể bắt đầu tăng nhanh và tiếp tục tăng cao trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất.
Progesterone là chất giúp duy trì nội tiết tố của thai kỳ, ngăn ngừa tình trạng co bóp tử cung cũng như ức chế đáp ứng miễn dịch sớm. Tuy vậy, sự gia tăng đột ngột của hormone này trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi thậm chí là kiệt sức.
Dấu hiệu có thai tuần đầu: đầy hơi, ợ hơi
Khi lượng progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng cao, nó có thể gây ra những thay đổi lớn cho cơ thể của thai phụ, một trong số đó là làm cho các cơ bắp, trong đó bao gồm ruột non trở nên lười biếng hơn, khiến quá trình tiêu hóa chậm lại và gây ra tình trạng đầy hơi, ợ hơi.
Viêm nướu và sưng đau
Khi cơ thể tập trung lượng máu lớn để nuôi thai nhi thì sẽ khiến cho bạn dễ bị sưng các mô mềm (bao gồm cả nướu). Chính vì thế, bạn hãy chú ý đến tình trạng viêm nướu, đau nướu và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đây cũng là cách nhận biết có thai sớm mà bạn cũng cần lưu ý.

Âm đạo ẩm ướt, tăng tiết dịch
Chất nhầy tử cung sẽ dày lên trong quá trình rụng trứng để giúp cho tinh trùng thuận lợi di chuyển để gặp trứng. Nếu việc thụ thai xảy ra, chất nhầy tử cung sẽ tiếp tục sản xuất khiến cho âm đạo của bạn ẩm ướt. Đây chính là dấu hiệu mang thai sớm mà bạn có thể nhận biết dễ dàng.
Dấu hiệu nhận biết có thai: Chóng mặt, đau đầu
Tình trạng lưu thông máu tăng do thay đổi nội tiết tố sẽ làm cho mạch máu giãn ra. Khi các mạch máu giãn ra đồng thời huyết áp giảm xuống, thai phụ sẽ có cảm giác đau đầu, chóng mặt. Ngoài ra, ở thời kỳ đầu thai kỳ, hiện tượng ngất xỉu còn xảy ra nguyên nhân là do lượng đường trong máu thấp.
Xuất huyết âm đạo
Khi trứng được thụ tinh thành công vào niêm mạc tử cung, sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo, thực tế cho thấy, có khoảng từ 25 đến 30% thai phụ mang thai bị chảy máu trong vào ngày đầu của thai kỳ.
Có nhiều người thường nhầm lẫn máu báo thai và chảy máu ở chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bạn cần chú ý về màu sắc cũng như lượng máu để có thể nhận biết chính xác, máu báo thai thường ít, có màu nâu, hồng nhạt chứ không đỏ sẫm hay đỏ tươi như máu kinh.
Khẩu vị thay đổi
Hormone hCG tăng cao trong thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt sẽ khiến bạn kích thích cảm giác thèm ăn với các loại thực phẩm và không thiện cảm với những loại thực phẩm khác. Thay đổi khẩu vị, nhạy cảm với đồ ăn cũng là dấu hiệu mang thai tuần đầu phổ biến ở thai phụ.

Tăng tiết nước bọt
Hiện tượng dư thừa nước bọt chính là dấu hiệu có thai sớm cũng là khởi đầu cho tình trạng ốm nghén, trào ngược axit, ợ nóng… mà bà bầu nào cũng từng trải qua.
Biểu hiện của người mang thai 1 tuần: táo bón
Progesterone tăng cao làm chậm quá trình chuyển động nhu động, dẫn tới tình trạng táo bón. Vì thế, để khắc phục tình, hãy chú ý bổ sung 2 đến 2.5 lít nước/ngày, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần: đau bụng âm ỉ
Khi có có thai, những cơn đau bụng âm ỉ sẽ xuất hiện giống như sắp đến kỳ kinh nguyệt và có thể kèm theo các triệu chứng kèm theo như: căng tức ngực, buồn nôn, máu báo thai…

Giải đáp những vấn đề liên quan khi xuất hiện dấu hiệu mang thai sớm?
Quan hệ sau bao nhiêu ngày thì biết là có thai?
Thời gian để nhận biết các dấu hiệu có thai sau khi quan hệ ở mỗi người là khác nhau. Khi tinh trùng và trứng gặp nhau, quá trình này sẽ mất khoảng vài phút cho đến 12h. Đồng thời, khi hợp tử này di chuyển xuống ống dẫn trứng, phát triển thành khối nhiều tế bào và trở thành phôi nang. Hợp tử này đã sẵn sàng để cấy sâu vào niêm mạc tử cung để tạo thành phôi thai. Thông thường, tổng thời gian thụ thai và làm tổ ở thành tử cung sẽ cần khoảng từ 10 đến 14 ngày. Do đó, bắt đầu từ ngày thứ 10 đến thứ 14, bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm máu beta hCG để kiểm tra dấu hiệu mang thai sớm có đúng hay không.
Dấu hiệu mang thai tuần đầu có phải đều xảy ra ở các phụ nữ?
Cơ địa của mỗi phụ nữ khác nhau, do đó, các triệu chứng dấu hiệu có thai tuần đầu cũng khác nhau, thậm chí có những người không có dấu hiệu có thai sớm. Trong khi đó, các biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ dễ bị nhầm lẫn giống như trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, do đó phụ nữ rất khó có thể nhận biết dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần quan hệ. Vì thế, để biết chắc chắn mình đã có thai hay chưa, bạn nên sử dụng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.
Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt có chính xác hay không?
Ngoài những dấu hiệu mang thai sớm kể trên thì có thể nhận biết dấu hiệu có thai qua khuôn mặt hay không?
Câu trả lời là có, bạn có thể hoàn toàn nhận biết dấu hiệu có thai qua khuôn mặt với các đặc điểm như sau:
- Khuôn mặt to, lông mày dựng ngược…
- Gân xanh xuất hiện, nổi rõ ở hai bên thái dương
- Mũi to và nở hơn
- Da thâm nám và sần sùi
- Môi nhợt nhạt và khuôn mặt mệt mỏi

Giải đáp: Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai?
Chậm kinh là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường của phụ nữ khi đã đến chu kỳ kinh nhưng chưa xuất hiện kinh nguyệt. Do đó, nếu quá 35 ngày mà chưa đến kỳ kinh thì còn được gọi là chậm kinh.
Mang thai hay còn gọi là thời kỳ thai nghén, một thai kỳ sẽ kéo dài 266 ngày tính từ ngày thụ thai hoặc 280 ngày tình từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
Chúng ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai qua các đặc điểm như sau:
- Tình trạng xuất huyết: Lượng máu sẽ xuất hiện vào ngày đầu chu kỳ kinh và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Máu kinh có màu đỏ sậm, đỏ tươi. Còn máu báo thai thường có màu hồng, nâu đậm, hiện tượng này thường xảy ra vào ngày 10 đến 14 sau khi thụ thai thành công.
- Cảm giác buồn nôn: Ở kỳ kinh, bạn sẽ không có triệu chứng buồn nôn, đây là dấu hiệu cho thấy bạn không có thai, còn khi mang thai, những cơn buồn nôn thường đến sau 1 tháng kể từ ngày thụ thai, đa số các mẹ bầu thường gặp phải triệu chứng này và đây chính là dấu hiệu mang thai sớm dễ dàng nhận biết nhất.
- Đau và căng tức ngực: Khi đau ngực chậm kinh tình trạng này sẽ thuyên giảm vào ngày đèn đỏ bởi lượng progesterone giảm. Khi có thai, tình trạng đau nhức sẽ âm ỉ nặng hơn đặc biệt đau khi chạm vào. Tình trạng này xuất hiện từ 7 đến 14 ngày kể từ ngày thụ thai.
Khi có những dấu hiệu mang thai, mẹ bầu cần lưu ý gì?
- Nếu bạn không chắc chắn mình đang mang thai ở tuần bao nhiêu, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra chính xác bởi không phải bất kỳ phụ nữ nào cũng có dấu hiệu mang thai giống nhau.
- Khi có dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần quan hệ, hãy bổ sung vitamin tổng hợp cho mẹ bầu có bổ sung thêm acid folic (để tốt nhất bạn nên bổ sung từ 3 tháng trước khi có thai) bởi chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, phòng tránh dị tật và giúp thai nhi phát triển toàn diện.
- Đừng quên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất.
- Từ bỏ những thói quen xấu có thể gây hại đến bé yêu của bạn như: hút thuốc lá, rượu bia, thức khuya…
- Cân bằng cuộc sống, sắp xếp thời gian để có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý nhất.
- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna – viên uống tổng hợp cho phụ nữ trước, trong và sau sinh của thương hiệu Doppelherz (Đức) với 120 năm danh tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Trong 1 viên nén Vital Pregna sẽ giúp cung cấp cho mẹ bầu 400mg acid folic. Đây là lượng acid folic khuyến cáo cần và đủ cho bà bầu trong thời gian mang thai.
- Ngoài ra, sản phẩm còn có công thức cải tiến, loại bỏ canxi khỏi thành phần để tạo không gian bổ sung các vi chất quan trọng khác cho cơ thể. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cung cấp dưỡng chất khác như DHA, Omega 3, acid folic. Ngoài ra, vitamin C + Vitamin E + Biotin + Niacin + Zinc trong Vital Pregna giúp các bà mẹ khỏe mạnh và tự tin hơn trong thai kỳ.

Nhận biết những dấu hiệu mang thai sớm là vô cùng quan trọng. Khi có những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đến khám tại những cơ sở y tế Sản khoa uy tín để biết chắc chắn mình đã có thai hay chưa nhé. Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ với Doppelherz qua số hotline 1800 1770 để đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả