Bốc hỏa tiền mãn kinh – Nguyên nhân và giải pháp - Doppelherz

Bốc hỏa tiền mãn kinh – Nguyên nhân và giải pháp

Bốc hỏa là triệu chứng phổ biến của thời kỳ tiền mãn kinh mà các chị em hay gặp phải. Cơn bốc hỏa có thể khiến phụ nữ cảm thấy bức bối, khó chịu và gây mất ngủ thường xuyên. Vậy bốc hỏa tiền mãn kinh là gì? Cơn bốc hỏa kéo dài bao lâu? Nguyên nhân gây bốc hỏa là gì và làm cách nào để vượt qua? Cùng Doppelherz tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Bốc hỏa tiền mãn kinh là gì?

Bốc hỏa là cảm giác bị nóng đột ngột ở phần trên cơ thể, nhất là ở mặt, cổ và ngực, kéo dài từ 30 giây – 1 phút hoặc lâu hơn. Cơn bốc hoả còn đi kèm đổ mồ hôi đêm, da mặt đỏ ửng, chóng mặt và đánh trống ngực (tim đập nhanh).

Tần suất và cường độ của các cơn bốc hỏa sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi người. Có những người chỉ bị bốc hỏa trong khoảng 1 phút nhưng cũng có người kéo dài đến 5 phút.

 

Cơn bốc hỏa tiền mãn kinh có thể khiến phụ nữ cảm thấy bức bối, khó chịu và gây mất ngủ thường xuyên.
Bốc hỏa tiền mãn kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra bốc hỏa tiền mãn kinh

Dù chưa tìm ra chính xác nhưng nhiều chuyên gia cho rằng các yếu tố như suy giảm nội tiết tố, lối sống sinh hoạt hoặc sự thay đổi của môi trường sống xung quanh đều có liên quan mật thiết với bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh. Để tìm hiểu kỹ hơn những nguyên nhân của vấn đề, hãy cùng Doppelherz tìm hiểu ngay sau đây.

Suy giảm nội tiết tố

Nội tiết tố estrogen đóng vai trò quan trọng trong hầu hết hoạt động trong cơ thể nữ giới. Estrogen góp phần điều hoà nhiệt trong cơ thể, giúp duy trì sinh lý, sức khỏe và sắc vóc. Estrogen suy giảm có thể dẫn đến nhiệt độ trong cơ thể mất cân bằng, sinh ra một số phản ứng như bốc hỏa.
Các cơn bốc hỏa thường xảy ra do thay đổi nồng độ hormone trước, trong và sau khi mãn kinh. Hầu hết nghiên cứu đều cho thấy, bốc hỏa xảy ra khi lượng estrogen giảm xuống khiến bộ điều nhiệt của cơ thể (vùng dưới đồi) nhạy cảm hơn với những thay đổi nhiệt độ trong cơ thể.

Sử dụng thuốc đặc trị

Bốc hỏa tiền mãn kinh có thể bị gây ra do việc sử dụng một số loại thuốc như: Opioid, thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc điều trị loãng xương, thuốc chẹn kênh canxi (amlodipine), thuốc giãn mạch hay một số thuốc steroid. Những loại thuốc này ảnh hưởng đến mức độ chuyển hóa của một số chất trong có thể. Từ đó, chúng ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cũng như các hormone và cơ chế tiết mồ hôi. Khi cơ thể thích nghi với các loại thuốc này thì các tác dụng phụ như bốc hỏa có thể hết.

Cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone tuyến giáp. Sự gia tăng này báo hiệu phản ứng trao đổi chất quá mức có thể gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, tăng tiết mồ hôi, cơ thể cảm thấy quá nóng và đổ mồ hôi vào ban đêm.
Ngoài ra, một số người bị cường giáp cũng cảm thấy các triệu chứng bốc hỏa khó chịu, không thể chịu đựng được những hoạt động thể chất cường độ cao hoặc trong môi trường nhiệt độ nóng nực.

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong đó có hiện tượng bốc hỏa, tim đập nhanh. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này có thể xuất phát từ việc cơ thể tăng tiết hormone căng thẳng, làm tăng lưu thông máu và lưu lượng máu đến các cơ, gây nên cảm giác nóng, khó chịu.

Môi trường nóng gây khó chịu

Môi trường trong phòng ngủ ngột ngạt, nóng bức cũng là yếu tố góp phần gây nên các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi. Nhiệt độ cơ thể luôn dao động tự nhiên suốt đêm để bảo toàn năng lượng, khi mặc nhiều quần áo vào mùa hè có thể dẫn đến bốc hỏa.

Hội chứng carcinoid và khối u tiết hormone

Đối với những người có khối u carcinoid, cơ thể có thể sản xuất dư thừa hormone gây ra các triệu chứng như nóng, đỏ bừng mặt, cổ hoặc ngực. Nóng bừng mặt ở những người mắc hội chứng carcinoid xảy ra sau khi giải phóng một số chất hóa học trong cơ thể làm giãn nở mạch máu và tăng lưu lượng máu dưới da.
Các khối u khác như u tuyến tụy, ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư mô phế quản (ung thư phổi) và ung thư biểu mô tế bào thận cũng có thể dẫn đến các cơn bốc hỏa.

Sử dụng caffeine gây bốc hỏa lên mặt

Một số trường hợp có thể gặp bốc hỏa trong người do sử dụng caffeine. Caffeine có thể làm tăng nhẹ nhịp tim và ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa giãn nở mạch máu, có nghĩa là có khả năng gây ra tình trạng nóng bừng mặt.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người có độ nhạy cảm bình thường với caffeine và có thể sử dụng tới 400mg caffeine mỗi ngày mà không thấy tác dụng phụ.

Sử dụng Niacin

Niacin là một loại vitamin B được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung. Tác dụng phụ của Niacin có thể nhận thấy là hiện tượng đỏ bừng, bốc hỏa. Phản ứng này là do khi các mạch máu giãn nở khiến máu tăng lên trên bề mặt da và cảm giác nóng đột ngột tăng lên.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng khi bị sốt đều có thể xuất hiện những cơn bốc hỏa. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên do đang cố gắng ức chế vi khuẩn, vi rút. Ngoài triệu chứng nóng bừng này, khi bị nhiễm trùng bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau nhức xương khớp và đổ mồ hôi.

Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây ra các cơn bốc hỏa như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Bệnh lao
  • Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
  • Viêm nội tâm mạc (viêm tim)
  • Viêm xương tủy (nhiễm trùng xương)
  • Áp xe

Rối loạn thần kinh

Nóng bừng, đỏ mặt, thân nhiệt cao có thể là kết quả của một số rối loạn thần kinh, là tình trạng ảnh hưởng đến não, dây thần kinh và tủy sống. Đôi khi tình trạng này có thể can thiệp vào hệ thống thần kinh tự trị làm thay đổi nhiệt độ cơ thể.
Ví dụ như một số người được chẩn đoán mắc chứng đau nửa đầu có thể cảm thấy cơ thể rất nóng và đổ mồ hôi nhiều khi đau đầu. Các rối loạn thần kinh khác như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng và một số loại u não có thể dẫn đến triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, nóng trong người, thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột và da đỏ ửng.

Chế độ ăn uống gây giãn mạch máu

Chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn bốc hỏa. Cụ thể như rượu bia có các chất gây giãn nở mạch máu, gây ra cảm giác nóng đột ngột, da đỏ bừng.
Tương tự như vậy, khi ăn các thực phẩm cay nóng như ớt, tương ớt có chứa capsaicin cũng gây nên hiện tượng nóng bừng.
Thực phẩm chứa hợp chất nitrit và nitrat có trong thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội có thể làm giãn mạch máu và thúc đẩy các triệu chứng giống như bốc hỏa.

Bốc hỏa tiền mãn kinh có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
Bốc hỏa tiền mãn kinh có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Triệu chứng của cơn bốc hỏa

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chị em có thể phải chịu đựng từ 1-10 cơn bốc hỏa mỗi ngày, đặc biệt vào ban đêm. Các cơn bốc hỏa có thể “làm phiền” chị em phụ nữ trong 2-5 năm nhưng cũng có người phải chịu đựng trong suốt 8-10 năm.
Hiện tượng bốc hỏa thường thể hiện qua một số dấu hiệu như:

  • Da nóng bừng: Do nhiệt độ trong cơ thể tăng lên, bạn có thể cảm nhận được da mặt, tai, cổ, ngực ấm nóng.
  • Da ửng đỏ: Nhất là phần mặt, cổ, tai hoặc ngực: do các mạch máu dưới da giãn ra để tăng cường lưu thông máu, máu được dồn nhiều ở những khu vực này. Hơn nữa vùng da ở đây mỏng, do đó dễ dàng nhận thấy hiện tượng ửng đỏ.
  • Đổ mồ hôi: Phản ứng của cơ thể phát hiện cần giải phóng nhiệt nên kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh để làm mát cơ thể.
  • Tim đập nhanh: Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh hơn. Nhịp tim có thể tăng 8-16 nhịp trong cơn bốc hỏa.
  • Ớn lạnh: Chức năng của vùng dưới đồi bị rối loạn, ngoài những dấu hiệu trên bạn còn cảm thấy ớn lạnh, rùng mình khi cơn bốc hỏa giảm dần.

Bốc hỏa tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Không có thước đo cụ thể nào về thời gian kéo dài cơn bốc hỏa cũng như tần suất, cường độ. Theo các chuyên gia y tế, bốc hỏa tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 5 -7 năm nhưng đôi khi có thể kéo dài đến 8 – 10 năm, thậm chí dài hơn. Chúng thường bắt đầu trong thời kỳ tiền mãn kinh và có thể kết thúc sau khi mãn kinh. Tuy nhiên vẫn có người phải trải qua các cơn bốc hỏa trong những năm sau mãn kinh.

Mối nguy hại của hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh

Khi cơn bốc hỏa trong thời kỳ tiền mãn kinh xuất hiện, phụ nữ thường dễ bị đổ mồ hôi, mất ngủ, dần mất đi khoái cảm và cũng đồng thời tăng nguy cơ gãy xương. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé

Dễ bị đổ mồ hôi

Khi cơn bốc hỏa tiền mãn kinh xuất hiện, phụ nữ trong giai đoạn này thường dễ bị đổ mồ hôi, mặt đỏ gay gắt. Những triệu chứng ấy khiến cho họ trở nên thiếu tự tin từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống.

Mất ngủ

Ngoài việc dễ bị đổ mồ hôi, hiện tượng bốc hỏa còn hay xuất hiện vào buổi đêm nên rất dễ làm cho phụ nữ bị mất ngủ, giấc ngủ không sâu. Lâu dần, tình trạng này khiến cho cơ thể có cảm giác mệt mỏi nên ngày hôm sau không còn tinh thần cho các công việc, hoạt động thường ngày.

Mất khoái cảm

Thời kỳ này phụ nữ còn bị suy giảm nội tiết tố nên dần dần mất đi khoái cảm, hưng phấn khi “yêu”, thậm chí có người còn bị lãnh cảm và sợ “yêu” vì vùng kín khô rát. Kéo dài tình trạng này rất dễ làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Tăng nguy cơ loãng xương

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nếu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh ngày thêm trầm trọng sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương và các bệnh xương khớp ở phụ nữ. Mặt khác, nó cũng chính là nguyên nhân làm tăng huyết áp đột ngột, thay đổi mạch máu và gia tăng nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh lý về tim.

9 cách khắc phục hiện tượng bốc hỏa tiền mãn kinh phụ nữ nên biết

Một số biện pháp sau có thể giúp nữ giới giảm được cảm giác khó chịu và kiểm soát tần suất xuất hiện của cơn bốc hỏa tiền mãn kinh một cách tốt hơn:

  • Tránh những nơi nóng bức.
  • Tránh dùng đồ uống nóng hay chứa chất kích thích.
  • Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho cơ thể.
  • Tập điều hòa nhịp thở khi cơn bốc hỏa bắt đầu bằng cách hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng 5 – 7 lần/phút.
  • Trước khi đi ngủ 2 – 3 giờ hãy tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: khí công, thiền, yoga,…
  • Tránh để cơ thể bị béo phì bằng cách duy trì cân nặng ổn định.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau củ quả, tránh xa các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao estrogen thực vật như tinh chất mầm đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Doppelherz Aktiv Meno hỗ trợ bổ sung nội tiết tố nữ

Ngoài những phương pháp kể trên thì chị em cũng có thể kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aktiv Meno đến từ thương hiệu chiếm thị phần số 1 tại Đức – Doppelherz với chức năng giúp cải thiện cân bằng nội tiết tố nữ, khắc phục những triệu chứng khi giảm estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh, trong đó có bốc hỏa tiền mãn kinh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aktiv-Meno giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aktiv-Meno giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

Sử dụng đều đặn 01 viên Aktiv Meno mỗi ngày giúp hỗ trợ làm giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh như: bốc hỏa, đau đầu, mất ngủ, sạm da rối loạn kinh nguyệt… Bên cạnh đó, Aktiv Meno còn bổ sung canxi giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ loãng xương , hỗ trợ sức khỏe xương khớp, cải thiện sức khỏe da móng tóc.

Trên đây là tất cả thông tin về bốc hỏa tiền mãn kinh và Doppelherz đã tổng hợp lại dành cho bạn. Để vượt qua tình trạng  này một cách nhẹ nhàng, phụ nữ nên chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và bổ sung đầy đủ nội tiết tố cho cơ thể. Ngoài ra, để tìm hiểu rõ hơn về giải pháp cho thời kỳ tiền mãn kinh, bạn có thể truy cập bài viết “Aktiv Meno – sản phẩm không thể bỏ qua với phụ nữ bị lão hóa sớm, tiền mãn kinh – mãn kinh” nhé.