Uống kẽm khi nào? Bí quyết bổ sung kẽm đúng cách cho cơ thể

Uống kẽm khi nào? Bí quyết bổ sung kẽm đúng cách cho cơ thể

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của các loại enzyme, tham gia vào quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bổ sung kẽm cho cơ thể, uống kẽm không đúng cách thậm chí còn gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bài viết này, Doppelherz sẽ chia sẻ cách bổ sung kẽm đúng cách, uống kẽm khi nào để cơ thể hấp thu tốt nhất.

1. Uống kẽm có tác dụng gì?

Kẽm là nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người.

  • Duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh: Kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T và lympho B và các đại thực bào. Nhờ vậy, bổ sung đủ kẽm giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Cải thiện sức khỏe não bộ: Kẽm là một khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Bổ sung kẽm cùng vitamin B6 có tác dụng giúp chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ hoạt động tốt hơn. 
  • Tốt cho sức khỏe đôi mắt: Kẽm có vai trò hỗ trợ đưa vitamin A đến võng mạc của mắt. Việc thiếu hụt kẽm sẽ khiến cho mắt không nhận đủ lượng vitamin A cần thiết, gây ra tình trạng suy giảm thị lực. Không chỉ vậy, thiếu kẽm còn là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu hóa điểm vàng thường gặp ở người cao tuổi.
  • Cải thiện làn da: Kẽm có khả năng điều chỉnh lượng dầu trên da, hỗ trợ làm giảm nhiễm khuẩn da do mụn. Do đó, bổ sung kẽm giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá hiệu quả. Không chỉ vậy, kẽm còn tham gia vào quá trình hình thành collagen, hỗ trợ làm lành vết thương, mang lại làn da sáng mịn, căng bóng.
  • Cải thiện chức năng sinh sản: Đối với nam giới, kẽm có vai trò quan trọng giúp cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, duy trì số lượng tinh trùng và nồng độ testosterone trong cơ thể. Thiếu kẽm làm giảm chất lượng tinh trùng, làm chậm quá trình dậy thì ở nam giới. Đối với nữ giới, kẽm có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Kẽm tham gia vào hoạt động của nhiều loại enzyme và protein trong cơ thể. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn sẽ giúp cải thiện vị giác, trẻ ăn ngon miệng hơn, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Uống kẽm có tác dụng gì?
Uống kẽm có tác dụng gì?

2. Nên uống kẽm khi nào giúp cơ thể hấp thu tốt nhất?

Mọi người có thể cung cấp kẽm cho cơ thể thông qua những thực phẩm tự nhiên hoặc sử dụng thực phẩm chức năng. Đối với những thực phẩm tươi sống, mọi người có thể dễ dàng chuẩn bị và chế biến món ăn mà không phải chú ý đến thời gian sử dụng. 

Tuy nhiên, đôi khi việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn hàng ngày mang đến hiệu quả tương đối chậm. Kẽm trong quá trình chế biến có thể bị phá hủy, phân tán gây cản trở quá trình hấp thu kẽm cho cơ thể. Vì thế, bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm chức năng đang là sự lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, khi bổ sung bằng viên uống, mọi người cần chú ý đến thời điểm để đạt được hiệu quả tối ưu. 

Nên bổ sung kẽm vào thời gian nào trong ngày? Nên uống kẽm sáng hay tối? Kẽm uống lúc nào tốt nhất? Đây là những câu hỏi thường gặp của mọi người khi sử dụng viên uống bổ sung kẽm cho cơ thể. Mọi người lưu ý không nên uống kẽm khi đói vì nó có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Như vậy, thời điểm thích hợp nhất để bổ sung kẽm chính là ngay trước khi ăn, hoặc sau khi ăn trong vòng 30 phút đến 1 tiếng.

Nên uống kẽm vào buổi sáng vì uống kẽm vào buổi tối sẽ gây khó hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với những người bị đau dạ dày, cần uống kẽm trong lúc ăn để tránh kích thích dạ dày gây nên những cơn đau. Bên cạnh đó, khi bổ sung kẽm mọi người có thể kết hợp bổ sung các loại vitamin C, vitamin A, vitamin B6, photpho để tăng cường khả năng hấp thu kẽm cho cơ thể.

Nên uống kẽm khi nào giúp cơ thể hấp thu tốt nhất?
Nên uống kẽm khi nào giúp cơ thể hấp thu tốt nhất?

3. Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho cơ thể

  • Khi sử dụng viên uống kẽm cho cơ thể cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ, không tự ý tăng liều dẫn đến tình trạng thừa kẽm. Vì thừa kẽm có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch, khứu giác bị thay đổi, gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng, nôn ói,… 
  • Nên sử dụng viên uống bổ sung kẽm trong thời gian cách xa so với các viên uống bổ sung canxi, magie. Tốt nhất, nên uống canxi, magie sau khi uống kẽm khoảng 2-3 giờ.
  • Phytates làm cản trở khả năng hấp thu kẽm vào cơ thể. Chất này có nhiều trong các thực phẩm: ngũ cốc, bánh mì từ ngũ cốc, thực phẩm giàu chất xơ, cám gạo, sữa, thịt gia cầm. Do đó, mọi người nên tránh ăn những món ăn này gần thời điểm uống kẽm.
Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho cơ thể
Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho cơ thể

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đã giúp mọi người giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi “Nên uống kẽm khi nào để cơ thể hấp thu tốt nhất?”. Nếu có nhu cầu bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, mọi người đừng bỏ qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Depot. Với thành phần bổ sung 25 loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể, sử dụng 1 ngày một viên A-Z Depot sẽ hỗ trợ tăng cường thể trạng, tăng cường đề kháng hiệu quả cho cơ thể. Liên hệ với Doppelherz để được tư vấn kỹ hơn về thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Depot bởi đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.