Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, không nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích, giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bị rối loạn tiêu hóa.
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa bao gồm những biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như:
1.1. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh, hoặc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc,… sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Chúng có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột. gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, uống rượu bia cũng khiến cơ thể mất đi một lượng men tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thậm chí, uống quá nhiều rượu bia sẽ gây tổn thương niêm mạc đường ruột, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
1.2. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Lạm dụng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
1.3. Rối loạn tiêu hóa do rối loạn nội tiết
Bị đau bụng hoặc gặp những triệu chứng như: đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,… cũng có thể liên quan đến rối loạn nội tiết. Đó chính là lý do khiến chị em thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy,… mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Bởi vì khi nội tiết tố bị rối loạn, cơ thể sẽ giải phóng prostaglandin khiến cổ tử cung co thắt mạnh, dẫn đến tình trạng đau bụng. Đồng thời, nồng độ hormone progesterone tăng cao vào chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề táo bón, đầy hơi.
1.4. Do mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa
Bên cạnh đó, các bệnh lý như: đau dạ dày, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, viêm loét tá tràng,… cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
2. Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa cần đảm bảo cung cấp những nhóm chất nào? Đây là vấn đề băn khoăn của nhiều người khi đang gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Cùng điểm danh những thực phẩm mà người bệnh nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa:
- Trái cây: Trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho cơ thể, đồng thời, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa. Một số loại trái cây mà bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình bao gồm: chuối, bơ, táo, dứa, cam, bưởi,…
- Rau xanh: Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt là những người bị rối loạn tiêu hóa nên tăng cường bổ sung rau xanh để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm tình trạng khó tiêu, táo bón hiệu quả.
- Sữa chua: Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cải thiện vấn đề rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, sử dụng sữa chua còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón, phòng ngừa tiêu chảy, hạn chế đầy bụng, rất thích hợp với những người bị rối loạn tiêu hóa.
- Nước: Mỗi ngày nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Bởi vì nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra tốt hơn.
- Bên cạnh đó, nếu mọi người bị rối loạn tiêu hóa do rối loạn nội tiết thì nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết, ví dụ như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aktiv Meno. Với thành phần có chứa Isoflavone, hỗ trợ cân bằng nội tiết. bí quyết gìn giữ sức khỏe và sắc đẹp của phái nữ.
3. Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ thống đường ruột của người bệnh trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Vì vậy, việc sử dụng những thực phẩm không lành mạnh sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh không nên ăn để hỗ trợ điều trị bệnh:
- Thực phẩm chế biến tái, sống: Những món ăn chưa nấu chín có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại. Nếu sử dụng những thực phẩm này có thể gây ra tình trạng ngộ độc, đau bụng, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục bệnh.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Dung nạp vào cơ thể thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, bên cạnh đó, vấn đề tiêu chảy cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, mọi người nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán khi đang bị rối loạn tiêu hóa.
- Thực phẩm cay nóng là thực phẩm mà những người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh xa.
- Thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng có thể bao gồm nhiều vi khuẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, mọi người không nên sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Việc phải tiêu hóa các thực phẩm có chứa nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt,… sẽ gây ra áp lực với hệ tiêu hóa. Điều này không tốt cho quá trình hồi phục, khiến bệnh rối loạn tiêu hóa trở nên nặng hơn.
- Chất kích thích như: rượu, bia, cafe,… gây cản trở quá trình hấp thu vi chất dinh dưỡng, không tốt cho người đang bị rối loạn tiêu hóa.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, không nên ăn gì, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng này. Để tìm hiểu thêm về các biện pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa, mọi người vui lòng liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN