Thông thường, khi trán hoặc cơ thể của trẻ ấm, bố mẹ thường cuống quýt sợ trẻ bị sốt. Thực tế, đó không phải là cách để trả lời chính xác trẻ có bị sốt hay không. Đấy chỉ là dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị sốt. Bài viết này, Doppelherz giúp bạn biết Bài viết này, Doppelherz sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt và những điều liên quan đến sốt.
1. Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt nguy hiểm?
Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ từ 36.7 – 37.7 độ C được coi là bình thường. Nếu nhiệt độ vượt hơn khung nhiệt vừa nêu thì có thể trẻ đang bị sốt. Để biết chính xác nhiệt độ của trẻ đang là bao nhiêu, bạn nên thực hiện thao tác đo nhiệt độ cho trẻ. Bạn có thể đo nhiệt độ của trẻ ở những vị trí sau để có được thân nhiệt chính xác nhất có thể:
- Đo nhiệt độ ở tai: dùng nhiệt kế và đo ở vị trí tai. Nếu kết quả nhiệt độ là 35.7 – 38 độ C, thì trẻ vẫn bình thường, chưa có dấu hiệu bị sốt. Bạn nên lưu ý, cách này khó áp dụng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Đo nhiệt độ ở nách: nách là vị trí được rất nhiều cha mẹ áp dụng khi đo nhiệt độ cho trẻ. Bởi vì vị trí này sẽ cho kết quả nhiệt độ tốt hơn so với các vị trí khác. Đo nhiệt độ ở vị trí nách, nếu kết quả nhiệt kế nằm trong khung độ 34.7 – 37.3 độ C thì trẻ bình thường, không bị sốt.
- Đo nhiệt độ ở miệng: ở vị trí này, nếu trẻ có nhiệt độ từ 35.5 – 37.5 độ C được xem là bình thường. Cách đo nhiệt độ này thích hợp cho trẻ từ 4 tuổi trở lên, bởi vì độ tuổi này, bé đủ kỹ năng có thể giữ nhiệt kế ở vị trí cố định để có kết quả chính xác nhất.
- Đo nhiệt độ ở trực tràng: nếu kết quả nhiệt đo được ở vị trí này từ 35.5 – 37.5 độ C thì trẻ bình thường, không sốt. Đo nhiệt độ ở trực tràng có thể khiến bạn lưỡng lự nhưng đây là cách đo nhiệt độ cho kết quả chính xác hơn các vị trí khác. Bác sĩ vẫn thường khuyến khích bố mẹ đo nhiệt độ cho trẻ ở vị trí này. Đặc biệt, vị trí này cũng dễ dàng đo nhiệt cho trẻ từ 0-3 tuổi.
Những vị trí đo nhiệt độ và khung nhiệt độ vừa nêu trên là trong trạng thái trẻ bình thường không sốt. Nếu bạn hỏi nhiệt độ trẻ sơ sinh bao nhiêu là sốt, thì Doppelherz trả lời rằng: cơ thể trẻ ở nhiệt độ 38 độ C, được xem là sốt nhẹ và nếu từ 39 độ là sốt cao.
Đọc đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt. Thật tế, đối với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sốt là rất nguy hiểm, dù chỉ là 38 độ C. Trường hợp trẻ sốt từ 39 độ trở lên được coi là cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí, nếu trẻ sốt trên 40 độ C thì bạn nên lưu ý bởi trẻ có thể dẫn đến co giật.
Khi đo nhiệt độ cho trẻ, bạn nên lưu ý nhiệt độ cơ thể buổi chiều thường cao hơn buổi sáng khoảng 0.5 độ C.
Khi trẻ có những dấu hiệu sau, bạn nên quan tâm có thể trẻ đang bị sốt: trẻ thờ ơ, ngủ kém, ăn uống kém, không thích chơi, ít hoạt động, cáu kỉnh, co giật…
Xem thêm: Vi chất nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ?
2. Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mà bạn nên lưu ý:
- Say hoặc trúng nắng trúng gió: nắng gió là nguyên nhân rất dễ khiến trẻ bị sốt. Do đó, khi cho trẻ ra ngoài vào những ngày gió hoặc nắng gắt, nên che chắn, bảo vệ trẻ.
- Sau khi chích ngừa: đây là nguyên nhân rất thường gặp ở trẻ. Sau khi chích ngừa, cơ thể trẻ sẽ có phản ứng nhẹ với thuốc, thường khiến trẻ sốt nhẹ. Bạn nên lưu ý mỗi khi trẻ chích ngừa để có cách xử trí phù hợp.
- Sốt do mọc răng: việc mọc răng có thể “hành” trẻ bị sốt nhẹ, thường là sốt dưới 37.8 độ C. Và sốt do mọc răng thường hết sau 1 – 2 ngày.
- Sốt do virus cúm: khi bị nhiễm virus, trẻ thường bị sốt kèm theo các biểu hiện nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi, ho có đờm…
- Sốt xuất huyết: nếu trẻ bị sốt xuất huyết thường bị sốt sao trong 2 – 6 ngày, và dưới da xuất hiện những đốm đỏ nhỏ li ti. Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm và điều trị.
- Sốt do tay chân miệng: đây là bệnh thường gặp ở trẻ con. Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường bị sốt, bàn tay, chân và quanh miệng xuất hiện những vết rộp, trẻ thường bỏ ăn và quấy khóc.
- Sốt do quấn tã: thông thường, trẻ dưới 3 tháng tuổi được bố mẹ cho quấn tã và mặc nhiều quần áo. Điều này khiến cho thân nhiệt của trẻ bị tăng, có thể gây sốt nhẹ. Tuy nhiên, nếu đã khắc phục việc quấn tã mà thân nhiệt của trẻ vẫn cao thì nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân.
Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng thông thường cũng là nguyên nhân gây sốt như: viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, sốt phát ban, nhiễm trùng gan – mật, viêm màng não, nhiễm trùng máu…
3. Hướng dẫn cách đo chính xác nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh
Khi thấy trẻ có những biểu hiện như người nóng, má hồng, toát mồ hôi… thì lúc này bạn nên đo nhiệt độ xem trẻ có bị sốt hay không. Như đã nêu ở trên, có nhiều vị trí để đo nhiệt độ. Sau đây là cách đo nhiệt độ ở những vị trí trên:
- Đo nhiệt độ ở trán: đặt nhiệt kế ở vị trí giữa trán, sau đó di chuyển nhiệt kế từ trái sang phải để dò đỉnh nhiệt độ. thao tác này thực hiện chỉ trong vòng 3 – 5 giây.
- Cách đo nhiệt độ ở tai: quay đầu nhiệt kế vào tai, theo hướng lỗ tai rồi nhấn nút và chờ kết quả
- Đo nhiệt độ ở nách: đặt nhiệt kế vào hõm nách rồi khép tay, giữ chạy nhiệt kế trong vòng 5 phút rồi đọc kết quả hiển thị trên nhiệt kế.
- Cách đo nhiệt độ ở miệng: đây là vị trí dễ lây bệnh, do đó, bạn phải vệ sinh nhiệt kế thật sạch trước khi áp dụng cách đo này. Đặt nhiệt kế ở dưới lưỡi của trẻ và giữ nguyên vị trí trong vòng 3 phút, sau đó đọc kết quả hiển thị.
- Đo nhiệt độ ở mông: sử dụng miếng gạc có chất bôi trơn, đặt nhiệt kế vào miếng gạt, sau đó cho trẻ nằm sấp, nhẹ nhàng từ từ đưa nhiệt kế vào sâu bên trong hậu môn của trẻ, khoảng 2.5 – 3.6 cm rồi giữ nguyên vị trí đó tầm 3 phút, lấy ra đọc kết quả.
Để có đọc kết quả chính xác nhất có thể, bác sĩ khuyên dùng nhiệt kế điện tử, hạn chế dùng nhiệt kế thủy ngân thông thường.
Xem thêm: Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch đúng cách của chuyên gia
4. Làm gì để hạ sốt cho con tại nhà
Khi trẻ bị sốt nhẹ, bạn nên thực hiện một số việc sau để giúp bé hạ sốt tại nhà
- Phải cho trẻ nằm phòng thoáng khí, quần áo thoải mái
- Thường xuyên lau người cho trẻ bằng nước ấm, 5 – 15p lau 1 lần ở trán, nách, bẹn giúp lỗ chân lông nở ra, nhiệt dễ dàng thoát ra ngoài.
- Đo nhiệt độ thường xuyên cứ 30 phút 1 lần
- Có thể sử dụng thêm miếng dán hạ sốt giúp trẻ nhanh chóng hạ nhiệt độ nhưng không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, nếu sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên cho trẻ uống nước hoặc bú nhiều hơn để tránh mất nước
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý không thực hiện các việc sau để tránh cơn sốt của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn
- Không nên dùng mền ủ ấm hoặc quần áo dày vì điều này sẽ cản trở việc thoát mồ hôi, thoát nhiệt của trẻ, thậm chí còn khiến thân nhiệt của trẻ cao hơn so với lúc đầu
- Không sử dụng đá lạnh để chườm hoặc lau người cho bé vì cơ thể bé đang nóng, chườm đá lạnh sẽ gây nên chênh lệch nhiệt độ có thể dẫn đến bỏng lạnh hoặc suy hô hấp.
4.1 Khi nào cần tới gặp bác sĩ
Khi trẻ bị sốt, bạn đừng nên xem thường vì sốt cao có thể dẫn đến co giật ở trẻ, thậm chí nguy hiểm hơn. Do đó, khi gặp những biểu hiện này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Sốt cao, thân nhiệt không hạ hoặc hạ rất ít dù đã lau mát thường xuyên. Khi trẻ rơi vào trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để có cách hạ sốt kịp thời cho trẻ.
- Sốt cao liên tục từ 2-3 ngày hoặc sốt tái đi tái lại trong hơn 1 tuần: không cần phải tranh cãi, khi trẻ bị như vừa nêu, bạn phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị triệt để.
- Bị sốt cao, kèm theo các triệu chứng như: mệt mỏi, nôn ói, hay khò khè, giật mình, lạnh tay chân, phát ban… khi trẻ sốt kèm các triệu chứng vừa nêu thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Thông thường, nếu trẻ bị sốt có kèm co giật thì cơn co giật dưới kéo dài từ 1-5 phút. Sốt cao kèm co giật thường lành tính. Tuy nhiên, nếu bạn đã xử lý co giật tại nhà cho trẻ thì cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sau đó.
- Trẻ bị tiêu chảy: đây là bệnh tưởng đơn giản nhưng rất nguy hiểm. Nếu trẻ đi tiêu phân lỏng với mật độ 3 lần/ngày thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
- Trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt: nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều hơn, việc đánh thức trẻ dậy khó hơn ngày thường, trẻ không còn lanh lợi như mọi ngày mà thường xuyên ngủ thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để tìm nguyên nhân.
- Trẻ có bệnh nền tim mạch, ung thư… khi bị sốt thì bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc thậm chí nhập viện nếu có yêu cầu.
Khi trẻ bị sốt, để đề phòng những biến chứng nguy hiểm, bạn nên theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc nhập viện.
Xem thêm: Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO 2021
4.2 Những điều cần lưu ý khi chăm trẻ bị sốt
- Bổ sung nước hoặc cho trẻ bú nhiều hơn bởi vì sốt làm tăng nguy cơ mất nước. Nếu trẻ không chịu uống nước hoặc sữa, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để giúp trẻ bổ sung nước, sữa.
- Bạn cần bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung trái cây, rau củ cho bé và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Khi bị sốt, có thể trẻ nhiều mệt mỏi nên bạn cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Nên tái khám cho trẻ nếu sau 2 ngày không hạ sốt hoặc bệnh có biểu hiện nghiêm trọng hơn
Những thông tin trong bài viết giúp bạn trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt và có những cách ứng phó kịp thời. Bạn nên lưu ý, trẻ bị sốt cao rất nguy hiểm, nên dẫn trẻ đến gặp bác sĩ để được hạ sốt kịp thời.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN