Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không? - Doppelherz

Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, thậm chí là bỏ nhịp. Những người bị bệnh này thường cảm thấy lo lắng không biết bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không? Làm thế nào để điều hòa nhịp tim lại bình thường? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để có câu trả lời nhé!

1. Rối loạn nhịp tim là bệnh gì?

Nhịp tim là số lần đập của trái tim trong vòng 1 phút. Nhịp tim được điều khiển bởi các xung điện điều hòa, tăng lên khi hoạt động thể lực mạnh, giảm xuống thấp khi cơ thể nghỉ ngơi. Nhịp tim trung bình ở người là 60 – 100 nhịp/phút (đối với người trưởng thành trên 18 tuổi). Thông thường, người có sức khỏe tốt sẽ có số nhịp tim đập trong vòng 1 phút càng ít, như những vận động viên chuyên nghiệp, số nhịp tim đập trong vòng 1 phút của họ chỉ khoảng 40 nhịp/phút.

Nhịp tim của người trưởng thành dao động khoảng 60-80 nhịp/phút

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tốc độ hay nhịp tim đập xảy ra những bất thường. Có nghĩa là nhịp tim không ổn định, tim có thể đập quá nhanh, quá nhập hoặc bị lỡ nhịp. Khi nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi trên 100 nhịp/phút thì được đánh giá là nhịp tim nhanh. Nếu nhịp tim khi nghỉ ngơi của cơ thể ít hơn 60 nhịp/phút thì được xem là nhịp tim chậm.

Có thể chia rối loạn nhịp tim thành các loại: Rối loạn phát xung, rối loạn chức năng nút xoang, rối loạn nhịp thất, rối loạn nhịp nhĩ, rối loạn dẫn truyền. Tình trạng nhịp tim không ổn định kéo dài có thể gây áp lực lên tim khiến cho cơ tim bị suy yếu và tổn thương. Tuy nhiên, mọi người có thể duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tiến triển của bệnh.

Rối loạn nhịp tim là bệnh gì?

2. Bệnh tối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân gây bệnh, đáp ứng với điều trị của bệnh nhân, chế độ sinh hoạt, luyện tập của bệnh nhân.

2.1. Những dạng rối loạn nhịp tim có thể chữa khỏi

Thông thường, những dạng rối loạn nhịp tim do nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài tim không bị các bệnh lý về cơ tim thì tỷ lệ chữa khỏi cao hơn. Ví dụ như: Người bị rối loạn nhịp tim do các bệnh cường giáp, phổi tắc nghẽn, thiếu máu, sử dụng chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc,… Khi người bệnh được điều trị và loại bỏ những yếu tố gây bệnh đó thì nhịp tim sẽ dần ổn định và trở lại bình thường.

2.2. Những dạng rối loạn nhịp tim khó chữa khỏi

Nếu rối loạn nhịp tim xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý về tim thì sẽ khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bao gồm trường hợp người bệnh bị rối loạn nhịp tim do những tổn thương thực thể ở tim như: bệnh suy tim, bệnh mạch vành, tổn thương cơ tim,… Khi đó, mục tiêu chủ yếu khi điều trị cho người bệnh là kiểm soát các triệu chứng, ổn định nhịp tim, tránh để xảy ra những biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

3. Cách điều hòa nhịp tim, cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể điều trị được không phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và đáp ứng với điều trị của người bệnh. Do đó, để có thể điều hòa nhịp tim, mọi người cần xây dựng lối sống lành mạnh, loại bỏ những yếu tố gây hại cho sức khỏe tim mạch để kiểm soát nhịp tim tốt hơn. Dưới đây là những bí quyết giúp điều hòa nhịp tim, mọi người có thể tham khảo và áp dụng:

  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh là cách ổn định nhịp tim: Cải thiện chất lượng giấc ngủ là điều rất quan trọng khi điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim. Mọi người nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và duy trì nhịp tim ổn định. Bên cạnh giấc ngủ tối, mọi người có thể ngủ trưa khoảng 1 giờ để lấy lại nguồn năng lượng cho bản thân, sẵn sàng cho buổi chiều học tập và làm việc hiệu quả.
  • Duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan: Stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tim mạch. Vì vậy, để cải thiện sức khỏe cũng như duy trì nhịp tim ổn định, mọi người hãy tìm cách cân bằng công việc và cuộc sống, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, suy nghĩ tích cực hơn để góp phần nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh nhé!
  • Từ bỏ những thói quen xấu: Mọi người nên hạn chế sử dụng sử dụng cà phê, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích để đảm bảo sức khỏe cơ thể và duy trì nhịp tim ổn định. Đây cũng chính là cách hạ nhịp tim hiệu quả mọi người nên áp dụng để sở hữu trái tim khỏe mạnh, hoạt động tốt.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: trái cây, rau xanh, cá hồi, thịt bò, thịt lợn,… để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, điều hòa nhịp tim cho cơ thể. Hạn chế sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe tim mạch như: ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên rán,… 
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 để cung cấp Coenzyme Q10 và các loại vitamin hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm mệt mỏi, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Sản phẩm thích hợp sử dụng trong những trường hợp: Người bị mắc các bệnh về tim mạch, Người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cần tăng cường sức khỏe. Với liều dùng tiện lợi mỗi ngày chỉ 1 viên duy nhất, viên uống Coenzyme Q10 là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Cách điều hòa nhịp tim, cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim
Cách điều hòa nhịp tim, cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim

Như vậy, bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, đáp ứng điều trị, chế độ sinh hoạt và luyện tập của người bệnh. Để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, giúp điều hòa nhịp tim ổn định, mọi người hãy xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh ngay từ hôm nay nhé!

 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo