Bệnh tiểu đường nên ăn gì? 7 thực phẩm an toàn cho bệnh nhân tiểu đường - Doppelherz

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? 7 thực phẩm an toàn cho bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường nên ăn gì? Cùng Doppelherz tìm hiểu nhé.

Tổng quan về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh lý mãn tính có liên quan trực tiếp đến hormone insulin do tuyến tụy tiết ra có chức năng làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể bằng việc đưa đường (glucose) từ máu vào tế bào, giúp tế bào tạo ra năng lượng để hoạt động. Ở bệnh nhân bị tiểu đường, quá trình này thường rối loạn và không đồng nhất, xảy ra khi cơ thể bị kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin cần thiết khiến lượng đường trong máu tăng cao. 

Tiểu đường xảy ra khi cơ thể bị kháng insulin hoặc không sản sinh đủ insulin cần thiết
Tiểu đường xảy ra khi cơ thể bị kháng insulin hoặc không sản sinh đủ insulin cần thiết

Bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại:

  • Tiểu đường tuýp 1: cơ thể bị thiếu hụt insulin
  • Tiểu đường tuýp 2: cơ thể xảy ra tình trạng đề kháng insulin
  • Tiểu đường thai kỳ: chứng rối loạn đường huyết trong thời kỳ mang thai mà bệnh nhân trước đó không có tiền sử tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. 

Tiểu đường được xem là một loại bệnh lý nguy hiểm, có thể diễn tiến thành những tổn thương nghiêm trọng hơn ở nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, mạch máu, thần kinh, thị giác, thận,…, thậm chí là tử vong.

Người trung niên và cao tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất, chủ yếu là do sự suy giảm chức năng của tuyến tụy dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, việc kiểm soát lượng đường huyết đối với người bệnh tiểu đường nói chung và nhóm người cao tuổi nói riêng là điều cực kỳ quan trọng. Để làm được điều đó, ngoài việc tập thể dục thể thao đều đặn, cần chú trọng đến việc xây dựng một chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường khoa học và hợp lý.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Trứng

Nếu nói về bệnh tiểu đường nên ăn gì thì chắc chắn không thể thiếu trứng. Thành phần trong mỗi quả trứng chỉ chứa khoảng 0.5g carbohydrate, do vậy nó không làm tăng đường huyết của cơ thể.

Mặc dù trứng chứa hàm lượng cholesterol cao, song theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng cholesterol trong trứng không gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường. Vậy nên người tiểu đường có thể ăn trứng tối đa 3 lần/tuần và mỗi lần 1 quả/ngày.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Chắc chắn không thể thiếu trứng
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Chắc chắn không thể thiếu trứng

Rau xanh

Các loại rau có lá màu xanh sẫm như rau cải xoăn, cải bó xôi, cải xanh,… đều rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là bởi chúng có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, lại ít calo và không làm tăng lượng đường trong máu. 

Quế

Trong thực đơn cho người bị tiểu đường chắc chắn không thể thiếu quế. Từ lâu quế đã được sử dụng trong Đông y như một loại gia vị thần kỳ giúp làm giảm đường huyết, hạ cholesterol và triglycerid. Vậy nên quế rất tốt cho người bị tiểu đường và nên được sử dụng thường xuyên trong thực đơn hàng ngày.

Hạt chia

Hạt chia cũng là một trong những loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Trong hạt chia rất dồi dào các chất chống oxy hóa và hàm lượng omega 3 cao. Ngoài ra, hạt chia cũng giàu protein và chất xơ thực vật tốt, giúp kiểm soát tiểu đường hiệu quả.

Một điều mà rất ít người biết là ăn hạt chia còn giúp duy trì cảm giác no lâu, chống lại cơn đói hiệu quả. Sử dụng hạt chia trong bữa ăn hằng ngày có thể giúp làm giảm lượng calo tiêu thụ mỗi bữa ăn, tránh nạp quá nhiều làm tăng đường huyết.

Hạt chia rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường
Hạt chia rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường

Sữa chua không đường

Với những ai thắc mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì thì sữa chua không đường là thực phẩm hàng đầu được các bác sĩ khuyên dùng. Sữa chua cung cấp cho cơ thể rất nhiều lợi khuẩn probiotics tốt cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa cùng các vitamin A, D, vitamin nhóm B, canxi,… cần thiết cho cơ thể. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh sữa chua giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh các bệnh về tim mạch.

Quả hạch

Quả hạch là một món ăn vặt được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các bệnh nhân bị tiểu đường bởi trong quả hạch có chứa một lượng lớn vitamin, chất xơ, rất ít tinh bột và đường, giàu dinh dưỡng, giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.

Các loại quả hạch tốt cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm hạt hạnh nhân, óc chó, macca, hồ đào, hạt dẻ,… Bổ sung các loại hạt này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày không chỉ giúp ổn định hàm lượng insulin trong cơ thể mà còn có công dụng cải thiện hệ tim mạch, huyết áp,…

Dầu ô liu

Dầu ô liu được biết tới như một loại chất béo không bão hoà có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và cải thiện tiểu đường. Cụ thể, trong dầu oliu có chứa chất béo oleic acid có tác dụng cải thiện nồng độ cholesterol và triglyceride trong cơ thể, rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường. 

Sai lầm thường gặp trong chế độ ăn cho người tiểu đường 

Một số sai lầm trong quá trình xây thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường:

  • Hiểu sai về đường: Không phải chỉ có đường kính trắng mới là đường và chỉ đồ ngọt mới có đường, đường còn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, mà phổ biến nhất là các loại hoa quả ngọt như vải, nhãn, chuối, xoài, dưa hấu, táo, nho,… Đường trong các loại quả này chủ yếu là fructose và glucose. Vì vậy người bị bệnh tiểu đường cần kiểm soát chặt chẽ các loại thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày.
  • Loại bỏ hoàn toàn tinh bột: Tinh bột không thực sự tốt cho người bị tiểu đường, tuy nhiên chúng là nguồn cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Vì vậy người bị bệnh tiểu đường chỉ nên cắt giảm hoặc hạn chế tinh bột, đặc biệt là các loại tinh bột không tốt như gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống, khoai tây,…., thay vào đó có thể sử dụng các loại tinh bột có lợi khác như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, khoai lang,…., chứ không nên kiêng tuyệt đối tinh bột trong chế độ ăn của mình. 
  • Kiêng chất béo: Chất béo giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin tan trong dầu tốt hơn, đồng thời đóng vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, bệnh nhân bị tiểu đường không nên kiêng chất béo mà nên sử dụng các loại chất béo lành mạnh có chiết xuất từ thực vật thay vì chất béo xấu từ động vật. 
  • Ăn quá nhiều thịt đỏ: Mặc dù thịt đỏ là nguồn cung cấp protein và tạo máu cho cơ thể nhưng không phải cứ ăn nhiều thịt đỏ là tốt. Việc lạm dụng thịt đỏ trong thực đơn hàng ngày có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể gây ra các bệnh về tim mạch và huyết áp. Người bị tiểu đường chỉ nên ăn thịt đỏ 2-3 bữa/tuần và tăng cường ăn thịt trắng như thịt gia cầm, cá và hải sản.

Người bị tiểu đường nên ăn như thế nào?

Ngoài quan tâm đến việc bệnh tiểu đường nên ăn gì thì ăn như thế nào cho đúng cách cũng quan trọng không kém. Với người bị bệnh tiểu đường, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng sau trong chế độ ăn:

  • Lựa chọn đúng nhóm thực phẩm bệnh tiểu đường nên và không nên ăn để kiểm soát đường huyết.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để duy trì lượng đường huyết ổn định và tránh tăng quá cao sau khi ăn no.
  • Không nên bỏ bữa sáng vì nó giúp đảm bảo lượng đường huyết trong máu ổn định sau một đêm dài nghỉ ngơi.
  • Cần thăm khám sức khỏe định kỳ và uống thuốc hỗ trợ ổn định đường huyết.
  • Không nên nằm/ngồi yên một chỗ sau khi ăn, nên vận động nhẹ nhàng sau ăn sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa đau dạ dày đồng thời cũng hỗ trợ cải thiện đường huyết hiệu quả.
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng kiểm soát đường huyết để cải thiện sức khoẻ
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng kiểm soát đường huyết để cải thiện sức khoẻ

Một gợi ý dành cho bạn là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Cinnamon + Vitamin đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức. Với thành phần chính là quế, kết hợp cùng acid folic, kẽm, crom và 4 loại vitamin nhóm B, sản phẩm sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả.

 

Trên đây là một số thông tin về bệnh tiểu đường nên ăn gì. Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết cách ăn uống và xây dựng thực đơn sao cho đúng cách để phòng ngừa tiểu đường và hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả. 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo