Bệnh Alzheimer là một trong những căn bệnh về não, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Người bị bệnh Alzheimer sẽ bị suy giảm trí nhớ dần dần, thậm chí bị mất trí nhớ vĩnh viễn, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mọi người hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh Alzheimer để bảo vệ não bộ tốt nhất.
1. Nguyên nhân bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là bệnh lý gây ra tình trạng rối loạn nhận thức, mất trí nhớ,… ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là do các tế bào lưu trữ và xử lý thông tin bị suy giảm chức năng, chết và không thể hồi phục. Bên cạnh đó, nguyên nhân của bệnh Alzheimer cũng có thể là do các protein bất thường được sản sinh ra tạo thành các mảng bám, tích tụ xung quanh các tế bào thần kinh gây cản trở quá trình truyền tải và lưu trữ thông tin.
2. Dấu hiệu Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer thường diễn biến âm thầm trong một khoảng thời gian dài với những triệu chứng suy giảm trí nhớ đơn thuần. Do vậy, mọi người thường nhầm lẫn bệnh với tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi tác. Bệnh Alzheimer trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nếu không được điều trị kịp thời, càng về sau, bệnh càng có những triệu chứng rõ ràng và nặng nề hơn.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mắc bệnh Alzheimer:
- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer là hay quên, đãng trí, thường xuyên quên đồ vật, suy giảm trí nhớ, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ trong cuộc sống.
- Nhận thức, tư duy bất thường: Người bị bệnh Alzheimer có thể quên tên, không nhận ra người thân và môi trường quen thuộc. Họ có thể kể đi kể lại một câu chuyện nhiều lần, ngôn ngữ không lưu loát, nói sai ngữ pháp.
- Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể bị mất trí nhớ nặng, người bệnh sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người thân để thực hiện những sinh hoạt cá nhân hàng ngày, tính cách thay đổi, thường xuyên xuất hiện những hành vi nguy hiểm như: tấn công người đối diện, kích động, rối loạn hành vi,… Vì vậy, những ai chăm sóc người bệnh alzheimer có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, mọi người cần kiên nhẫn theo dõi sức khỏe của người bệnh để hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn cho bệnh tiến triển nặng hơn.
3. Cách phòng bệnh Alzheimer hiệu quả
Tuổi tác không phải nguyên nhân gây bệnh Alzheimer, tuy nhiên, nó lại có ảnh hưởng đến bệnh này. Khi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh khiến cho bệnh Alzheimer ở người già có nguy cơ phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải chỉ người lớn tuổi mới mắc Alzheimer mà cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ bị mắc bệnh do lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mọi người hãy thay đổi lối sống khoa học giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer.
3.1. Thường xuyên luyện tập trí não
Não bộ không được luyện tập thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị suy giảm trí nhớ. Vì vậy, mỗi ngày mọi người hãy dành ra khoảng 15-20 phút để rèn luyện trí não bằng những bài tập đơn giản như: đọc sách, chơi nhạc cụ, chơi cờ, tham gia vào những trò chơi trí tuệ,….
3.2. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Theo một số nghiên cứu, việc tập thể dục 5 ngày/tuần, mỗi ngày đều đặn 30 phút có thể phòng ngừa bệnh Alzheimer. Vận động cơ thể giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện sức khỏe dẻo dai cho cơ thể, giúp bạn thư giãn đầu óc,… Để duy trì thói quen luyện tập thể dục, mọi người có thể lựa chọn những địa điểm đẹp ngoài trời hoặc rủ bạn bè đi cùng ngắm cảnh.
3.3. Nghỉ ngơi đúng cách, ngủ đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và sức khỏe của não bộ. Thiếu ngủ khiến mọi người cảm thấy đầu óc không tỉnh táo, dễ bị suy giảm trí nhớ. Dù công việc có bận rộn đến đâu, mọi người cũng cần chú ý nghỉ ngơi đúng cách, ngủ đủ giấc để giúp não bộ khôi phục năng lượng, sẵn sàng cho một ngày mới.
3.4. Không sử dụng thuốc lá
Thuốc lá là một trong những tác nhân gây bệnh khủng khiếp cho con người như: viêm phổi, viêm họng, ho, lao phổi,… Không chỉ vậy, hút thuốc là cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên tới 157%. Do đó, mọi người hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để phòng ngừa bệnh Alzheimer cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
3.5. Bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe não bộ
Bên cạnh việc duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, mọi người nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho não bộ như: cá hồi, bông cải xanh, các loại hạt, các loại trái cây,… để cung cấp dưỡng chất giúp não bộ hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline để cung cấp vitamin và dưỡng chất cần thiết cho não bộ giúp: Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nửa đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn não.
Trên đây là những cách phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả mà mọi người có thể áp dụng để tăng cường sức khỏe cho não bộ mỗi ngày. Mọi người quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN