Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu, khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu bệnh tiểu đường giúp mọi người kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường. Đây là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, dẫn đến sự thiếu hụt insulin khiến cho lượng đường trong cơ thể không được chuyển hóa và tích tụ trong máu. Hay nói cách khác, bệnh tiểu đường chính là tình trạng lượng đường trong máu ở mức cao hơn bình thường. Dựa vào đặc điểm và mức độ của bệnh, người ta chia ra các loại bệnh tiểu đường sau: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ, tiểu đường thứ phát.
2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường
Hầu hết các dấu hiệu ban đầu của bệnh đái tháo đường là do lượng đường huyết trong máu ở mức cao hơn so với bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường type 2 đôi khi có biểu hiện nhẹ, khó nhận biết. Một số người không biết bản thân đang mắc bệnh cho đến khi gặp phải những tổn thương do bệnh gây ra. Các triệu chứng tiểu đường tuýp 1 xảy ra nhanh chóng, trong vài ngày hoặc vài tuần, biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng nghiêm trọng hơn so với tiểu đường tuýp 2.
2.1. Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1
Người bệnh cảm thấy khát nước và đi tiểu thường xuyên hơn: Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tạo ra cơ chế tách nước để giảm đường huyết trong máu. Nước cũng được đào thải cùng lúc đó khiến cơ thể mất nước, bạn sẽ cảm thấy khát và uống nước liên tục. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ đi tiểu nhiều lần hơn. Nếu người bình thường chỉ đi tiểu 6-7 lần trên ngày thì người bị bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều hơn con số đó.
- Người bệnh cảm thấy đói và mệt: Các tế bào cần insulin để có thể hấp thu được glucose. Có nghĩa là khi cơ thể thiếu hụt insulin, các tế bào sẽ không tích đủ lượng đường cần thiết để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể bị mệt mỏi, thiếu sức sống, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn.
- Khô miệng, khô da: Người bị tiểu đường thường đi tiểu rất nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy miệng và da rất khô, thậm chí còn thấy ngứa da.
- Sút cân nhiều và đột ngột: Người bị bệnh tiểu đường không có khả năng chuyển hóa glucozơ để tạo ra năng lượng duy trì hoạt động sống. Vì vậy, cơ thể sẽ sử dụng các nguyên liệu thay thế được lưu trữ trong các chất béo, mô cơ. Bên cạnh đó, lượng đường dư thừa sẽ được giải phóng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, khiến cho người bệnh mặc dù ăn nhiều nhưng vẫn bị giảm cân.
- Thị lực suy giảm: Lượng đường trong máu quá cao có thể làm phá hủy mao mạch ở dưới đáy mắt. Hậu quả là khiến thị lực ngày càng bị suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người bệnh.
2.2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường diễn biến trong âm thầm, người bệnh đôi khi không cảm nhận thấy bất kỳ triệu chứng gì. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sau khi đi thăm khám bác sĩ và xét nghiệm glucose máu hoặc người bệnh cảm thấy những vết thương của mình lâu lành. Nhìn chung, người bệnh khó có thể cảm nhận được những triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh sẽ tiến triển âm thầm trong vòng vài năm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2, mọi người có thể tham khảo:
- Người bệnh xuất hiện những vết loét, vết thương lâu lành: Lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho hoạt động của các tế bào bạch cầu, khiến cho vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Người bệnh dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng nấm men: Lượng đường trong máu cao khiến cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị ức chế, đề kháng yếu hơn. Khiến cho cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng nấm men. Chúng có thể xuất hiện ở những vị trí như: dưới ngực, giữa các ngón tay, ngón chân, hoặc ở cơ quan sinh dục,…
- Tê bì chân tay: Người bị bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến cho những cơ quan xa tim sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt nhất. Vì vậy, nếu cơ thể thường xuyên bị tê bì chân tay, mọi người cần đi thăm khám bác sĩ, vì nguy cơ cao là bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường.
2.3. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên, mọi người cũng có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
- Khát nước, đi tiểu nhiều hơn.
- Mau cảm thấy đói bụng hơn.
- Suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nhiều người cảm thấy buồn tiểu và nhanh đói hơn, vì vậy, những triệu chứng của bệnh tiểu đường thường dễ nhầm lẫn. Do đó, phụ nữ mang thai cần làm xét nghiệm cần thiết để xác định có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp. Nếu bạn thấy có thể xuất hiện những triệu chứng trên thì hãy đi tới gặp các bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường có thể liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhất!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN