Mang thai là hành trình thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng thật nhiều lo âu đối với người phụ nữ. Để bé yêu phát triển toàn diện, đủ cân đủ tháng chào đời, mẹ bầu cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học trong suốt thai kỳ. Trong bài viết dưới đây, Doppelherz sẽ bật mí nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, đồng thời, gợi ý những thực phẩm tốt cho mẹ bầu tham khảo và áp dụng.
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Dinh dưỡng tốt không chỉ có vai trò quan trọng đối với thai kỳ. Ngay từ khi có kế hoạch mang thai, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống khoa học để tạo nền tảng thể lực vững chắc, chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ của mình.
Trong quá trình mang thai, dinh dưỡng của bé sẽ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dưỡng chất sẽ theo máu đi qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi. Có chế độ dinh dưỡng tốt để chuẩn bị mang thai, trong 40 tuần mang thai sẽ giúp người mẹ và bé có sức khỏe tốt, đề kháng vững vàng, mẹ bầu có đủ sức để sinh con, hồi phục sức khỏe sau sinh và có đủ sữa cho con bú. Ngược lại, nếu chế độ ăn uống không đáp ứng đủ chất sẽ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thiếu cân.
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người mang thai
Trong quá trình mang thai, mọi người nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai theo những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi:
2.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai có vai trò quan trọng đối với sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chế độ ăn cho phụ nữ mang thai cần cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính như: tinh bột, protein, chất béo, chất xơ và vitamin. Đặc biệt, mọi người cần tăng cường bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất như: sắt, acid folic, canxi, omega 3,… để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai phi phát triển tốt.
2.2. Tránh xa thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn tái sống, rượu bia, thuốc lá,…. Bởi những thực phẩm này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
2.3. Không được ăn kiêng khi đang mang thai
Ăn kiêng khi mang thai sẽ khiến cân nặng của người mẹ bị sụt giảm, giảm khả năng hấp thu canxi, sắt, acid folic,… Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, thiếu hụt dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi.
2.4. Chia thành nhiều bữa nhỏ
Phụ nữ mang thai có thể chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Việc ăn thành nhiều bữa nhỏ cũng hạn chế cảm giác khó chịu do ốm nghén khi mang bầu. Mẹ bầu hãy ăn bất cứ khi nào cảm thấy đói để bổ sung năng lượng cho cả mẹ và bé, giúp thai nhi có cân nặng đạt chuẩn.
3. Top 7 thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai
3.1. Các loại thịt
Các loại thịt như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà,… là nguồn cung cấp protein và nhiều vi chất dinh dưỡng (vitamin A, vitamin B, vitamin D, canxi, sắt,… ) cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Bởi vì cơ thể phụ nữ mang thai có nhu cầu protein, sắt tăng lên. Việc bổ sung đủ dưỡng chất này có vai trò quan trọng giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ sinh non cho mẹ bầu.
3.2. Trứng
Trứng là thực phẩm quen thuộc, cung cấp protein dồi dào cho phụ nữ có thai. Ngoài ra, trứng cũng giàu sắt, choline,… quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi, hỗ trợ làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Mẹ bầu nên ăn khoảng 3-4 quả trứng mỗi tuần, cả lòng đỏ và lòng trắng để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
3.3. Cá hồi
Trong danh sách những thực phẩm dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, không thể không kể đến cá hồi. Omega 3 có trong cá hồi giúp thai nhi phát triển não bộ, tăng cường thị giác, tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Mỗi tuần, mẹ bầu có thể ăn khoảng 350 gam cá hồi để bổ sung omega 3, vitamin B, vitamin E,… để có một thai kỳ khỏe mạnh.
3.4. Các loại rau lá xanh
Mọi người đừng quên bổ sung các loại rau lá xanh vào thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Bởi vì các loại rau lá xanh cung cấp canxi, chất xơ, vitamin A, kali,… có vai trò quan trọng đối đối với hệ xương, da và thị lực của bé. Một số loại rau lá xanh mà mẹ bầu có thể lựa chọn là rau chân vịt, bông cải xanh, rau cải xoăn,…
3.5. Các loại hạt
Khi mẹ bầu sử dụng các loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt mắc ca,… sẽ cung cấp một lượng omega 3, photpho, vitamin B, vitamin E,… dồi dào. Đây đều là những dưỡng chất tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi, do đó, mẹ hãy nhớ bổ sung các loại hạt thường xuyên, trong suốt thai kỳ.
3.6. Các trái cây họ cam
Các trái cây họ cam được biết đến là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho cơ thể. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng hấp thu sắt, nâng cao đề kháng, làm đẹp da hiệu quả. Lượng đường trong cam, quýt thấp nên phụ nữ mang thai có thể yên tâm sử dụng các loại trái cây này trong thai kỳ mà không phải lo lắng mắc bệnh tiểu đường.
3.6. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna
Viên uống Vital Pregna là thực phẩm tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Sản phẩm đến từ thương hiệu Doppelherz chiếm thị phần số 1 tại Đức*, cung cấp omega 3, acid folic cùng các vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh, tự tin.
Mong rằng bài viết trên đã giúp mọi người xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai hợp lý, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để sở hữu thai kỳ khỏe mạnh, an tâm. Nếu bạn đọc cần thêm thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được giải đáp mọi thắc mắc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả
Trẻ hay ho nguyên nhân từ đâu và cha mẹ cần làm gì?
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Chăm sóc hệ miễn dịch non nớt: Chìa khóa bảo vệ con vững vàng