Thiếu máu nhược sắc là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thiếu máu nhược sắc là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thiếu máu nhược sắc là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết cơ bản về bệnh này, dẫn đến việc phòng ngừa, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Ngay từ bây giờ, hãy cùng Doppelherz trang bị những thông tin cần thiết về bệnh thiếu máu nhược sắc qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh thiếu máu nhược sắc là gì?

Thiếu máu nhược sắc có tên khoa học là hypochromic anemia, đây là tình trạng thiếu máu do số lượng hemoglobin trong máu bị suy giảm đáng kể, khiến cho kích thước, hình dạng của hồng cầu bị biến đổi, màu sắc nhạt hơn so với bình thường.

Dựa vào những chỉ số sau, mọi người có thể nhận biết cơ thể có đang bị thiếu máu nhược sắc hay không:

  • Nồng độ huyết sắc tố hemoglobin trung bình trong hồng cầu thấp hơn 280g/l.
  • Số lượng huyết sắc tố hemoglobin trung bình trong hồng cầu thấp hơn 27pg.
  • Thể tích trung bình của hồng cầu trong máu thấp hơn 60fl.
Bệnh thiếu máu nhược sắc là gì? 
Bệnh thiếu máu nhược sắc là gì?

2. Nguyên nhân thiếu máu nhược sắc

2.1. Do cơ thể bị thiếu sắt

Thiếu sắt được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thiếu máu nhược sắc. Bởi vì sắt là dưỡng chất có vai trò quan trọng giúp sản sinh ra hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Do đó, khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố hemoglobin cho hồng cầu, khiến cơ thể bị thiếu máu nhược sắc.

2.2. Thiếu hụt vitamin

Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ vitamin B12 và folate để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu thiếu 2 loại vitamin này, có thể làm giảm khả năng sản xuất hồng cầu, khiến cơ thể bị mắc bệnh thiếu máu.

2.3. Do cơ thể bị viêm hoặc mắc các bệnh lý mãn tính

Cơ thể bị viêm hoặc mắc các bệnh lý mãn tính có thể gây cản trở hoạt động của các tế bào hồng cầu cho cơ thể. Điều này gây ra tình trạng kém hấp thu dưỡng chất, hoặc hiệu quả sử dụng sắt trong cơ thể bị suy giảm. Một số bệnh lý mãn tính dẫn đến thiếu máu hồng cầu nhược sắc có thể kể đến như: bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh Crohn,…

2.4. Do bệnh hemoglobin

Bệnh hemoglobin xuất hiện do những bất thường về mặt di truyền, gây phá hủy tế bào hồng cầu, dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu máu.

Nguyên nhân thiếu máu nhược sắc
Nguyên nhân thiếu máu nhược sắc

3. Thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, thiếu máu nhược sắc có những biểu hiện nhẹ, người bệnh khó nhận thấy. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài mà không điều trị hoặc không điều trị hiệu quả, có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

  • Hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn.
  • Nguy cơ cao mắc phải các bệnh nhiễm trùng.
  • Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ đang mang thai.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó tiêu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Trẻ em có nguy cơ cao bị chậm phát triển, hệ miễn dịch suy giảm.
Thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không?
Thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không?

4. Cách điều trị bệnh thiếu máu nhược sắc

Thông thường, để điều trị bệnh thiếu máu nhược sắc, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh uống các viên uống bổ sung sắt cho cơ thể. Trong thành phần của các loại viên uống này có thể có thêm vitamin B12 và acid folic để tăng cường sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Điển hình là viên uống Haemo Vital đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức. Với thành phần bao gồm: Sắt, Kẽm, Đồng, Vitamin A, Vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12,… bổ sung mỗi ngày 1 viên Haemo Vital có tác dụng bổ sung sắt, vitamin cùng vi chất dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cho cơ thể.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital bổ sung sắt và các loại vitamin cho cơ thể
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital bổ sung sắt và các loại vitamin cho cơ thể

Trong trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, cơ thể kém hấp thu sắt hoặc bệnh nhân bị mắc các bệnh mạn tính, bệnh viêm nhiễm tiến triển nặng thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh truyền máu qua tĩnh mạch hoặc tiêm hormone để tăng sản xuất hồng cầu.

Ngoài ra, để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho quá trình tạo máu như: sắt, vitamin B12, vitamin C, axit folic,… Một số loại thực phẩm người bị thiếu máu nhược sắc nên sử dụng bao gồm: thịt bò, các loại rau củ có màu xanh đậm, các loại trái cây, ớt chuông, các loại hạt, gan động vật,…

Cách điều trị bệnh thiếu máu nhược sắc
Cách điều trị bệnh thiếu máu nhược sắc

Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc bệnh thiếu máu nhược sắc, vì vậy, mọi người cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu mọi người nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, quá trình điều trị không hiệu quả thì cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ điều chỉnh phương án điều trị kịp thời.

 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo