Bệnh Alzheimer là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe não bộ, khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nhận biết sớm những triệu chứng bệnh Alzheimer giúp mọi người có thể trì hoãn bệnh tiến triển.
1. Bệnh Alzheimer là bệnh gì?
Bệnh Alzheimer và Parkinson đều là những bệnh lý thoái hóa não, tuy nhiên, chúng có sự khác nhau về triệu chứng, sinh lý, nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Bệnh Alzheimer là một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến suy nghĩ, trí nhớ và hành vi của người bệnh.
Bệnh Alzheimer gây ra tình trạng mất trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức ở người bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là sự lão hóa bình thường, vậy nên, mọi người đừng nhầm lẫn bệnh với tình trạng suy giảm trí nhớ thông thường ở tuổi già. Bệnh Alzheimer không chỉ gây ra những phiền toái cho người bệnh mà còn tác động đến cả những người chăm sóc bệnh nhân, khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc căng thẳng, thậm chí trầm cảm.
2. Nguyên nhân bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer xảy ra khi các tế bào xử lý, lưu trữ thông tin bị suy yếu về chức năng, thậm chí các tế bào thần kinh bị chết và không thể hồi phục. Đồng thời, nguyên nhân gây bệnh Alzheimer cũng có thể là do các protein bất thường được sản sinh ra, tạo thành các mảng bám tích tụ xung quanh và bên trong các tế bào thần kinh gây cản trở quá trình truyền tải thông tin.
3. Triệu chứng bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer có diễn biến từ nhẹ đến nặng qua nhiều năm, dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu thường khá mờ nhạt nên mọi người dễ bỏ qua. Bên cạnh đó, bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người cao tuổi nên quá trình chuẩn đoán gặp khá nhiều khó khăn. Cụ thể, bệnh Alzheimer có những triệu chứng sau:
3.1. Triệu chứng bệnh Alzheimer giai đoạn tiền lâm sàng
Có thể nói đây là giai đoạn khởi phát của bệnh, lúc này, biểu hiện bệnh Alzheimer là suy giảm trí nhớ. Mọi người có thể nhận biết giai đoạn này thông qua dấu hiệu bệnh Alzheimer sau:
- Hay quên những sự kiện gần, khả năng tiếp thu thông tin bị suy giảm.
- Không tập trung trong công việc hoặc những sự kiện xung quanh.
- Khả năng nhận thức có dấu hiệu suy giảm.
3.2. Triệu chứng bệnh Alzheimer giai đoạn nhẹ
Ở giai đoạn này, biểu hiện của bệnh Alzheimer thể hiện rõ hơn so với những giai đoạn trước. Vì vậy, nếu tinh tế, mọi người có thể nhận thấy được sự thay đổi của bản thân:
- Người bệnh cảm thấy trí nhớ bị suy giảm hơn so với thời gian trước.
- Gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, nói chuyện không được lưu loát, nói quanh co, thường xuyên nói những từ khó tìm.
- Thường xuyên quên những vật dụng thường ngày như: chìa khóa, điện thoại, ví tiền,…
3.3. Triệu chứng bệnh Alzheimer giai đoạn nặng
Bệnh Alzheimer ở giai đoạn nặng có những biểu hiện rõ ràng hơn. Điều này cũng đưa ra những cảnh báo cho người bệnh và những người xung quanh cần có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Các triệu chứng bệnh Alzheimer ở giai đoạn nặng thường gặp như:
- Suy giảm trí nhớ nặng hơn: quên cả những sự việc hiện tại và quá khứ.
- Tính cách thay đổi, người bệnh có những biểu hiện thay đổi hành vi, xuất hiện ảo giác, hoang tưởng, dễ bị kích động.
- Người bệnh Alzheimer có thể không nhớ, nhầm lẫn tên của cả những thành viên trong gia đình.
- Người bệnh có thể cần sự chăm sóc của người thân để thực hiện hành động sinh hoạt cá nhân như: ăn uống, vệ sinh cá nhân, đi đại tiện, tiểu tiện,…
3.4. Triệu chứng bệnh Alzheimer giai đoạn rất nặng
Giai đoạn nặng, những biểu hiện của bệnh Alzheimer sẽ được thể hiện rất rõ ra ngoài:
- Người bệnh hoàn toàn mất khả năng nhận thức, mất trí nhớ nặng.
- Suy giảm chức năng vận động, phải nhờ đến sự chăm sóc của người thân mới có thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt cá nhân.
- Tính cách thay đổi, có thể xuất hiện những hành vi nguy hiểm như: tấn công người đối diện, kích động mạnh, rối loạn hành vi ban đêm,..
4. Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh và kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh bằng cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như sau:
- Điều trị, kiểm soát bệnh nền để phòng ngừa hội chứng Alzheimer: Khi cơ thể được chuẩn đoán bị mắc các bệnh lý như: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch,… mọi người cần điều trị và kiểm soát bệnh. Tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các bệnh lý thần kinh khác.
- Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý. Đối với người bị bệnh Alzheimer, tập thể dục có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.
- Duy trì tinh thần lạc quan và suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ vui vẻ, tích cực là động lực để giúp mọi người vượt qua bệnh tật, sống vui sống khỏe mỗi ngày. Vì vậy, thay vì buồn bã, mọi người hãy tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình, thoải mái tận hưởng cuộc sống để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần mỗi ngày.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ: Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ. Một số loại thực phẩm tốt cho não bộ mọi người nên bổ sung vào thực đơn phải kể đến như: bông cải xanh, cá hồi, các loại hạt, trái cây, trứng,… Bên cạnh đó, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline để cung cấp dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ. Sản phẩm được đánh giá cao trong quá trình hỗ trợ cải thiện các triệu chứng: đau nửa đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt… do thiểu năng tuần hoàn não.
Như vậy, những triệu chứng bệnh Alzheimer ban đầu tuy nhỏ nhưng vẫn đáng lưu tâm. Mọi người cần chú ý quan sát những thay đổi này để kịp thời phát hiện bệnh, cũng như có biện pháp điều trị bệnh đúng cách để duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn mỗi ngày.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN