Biotin là một trong những phương pháp tốt nhất để ngăn rụng tóc. Vậy uống Biotin thường xuyên có sao không? Cùng tìm hiểu với Doppelherz nhé.
Biotin là gì? Tác dụng của Biotin với cơ thể
Biotin, hay còn được gọi là vitamin H, là một loại vitamin tan trong nước, đặc biệt cần thiết cho hoạt động chuyển hóa chất dinh dưỡng, hỗ trợ tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, tiêu hóa và tim mạch. Trong vài năm trở lại đây, Biotin được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm chức năng, là giải pháp giúp làm đẹp da, chắc khỏe móng và đặc biệt giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt hơn, giảm gãy rụng.
Vậy tóc rụng thiếu chất gì?
Ngoài kẽm, sắt, selen,…, tóc gãy rụng còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu Biotin. Các tác dụng của Biotin lên cơ thể, đặc biệt là trên móng tay và tóc, có được là nhờ cơ chế tác động của nó khi đi vào cơ thể con người, cụ thể như sau:
- Biotin hỗ trợ cơ thể tổng hợp keratin – một loại protein quan trọng, là thành phần chính cấu tạo nên móng tay và tóc, bằng cách phản ứng với các enzym tế bào để tạo ra các axit amin. Việc thiếu keratin sẽ khiến tóc trở nên khô giòn, xơ rối, bông xù và dễ gãy rụng hơn bình thường. Do vậy, Biotin đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn rụng tóc, kích thích mọc tóc.
- Ngoài ra, Biotin hỗ trợ vận chuyển oxy đến các tế bào của da đầu và nang tóc, giúp kích thích quá trình lưu thông máu và giúp tóc chắc khỏe hơn.
Ai nên sử dụng Biotin?
Không phải ai cũng cần bổ sung Biotin. Một số đối tượng sau có nguy cơ cao thiếu hụt Biotin và cần được bổ sung, bao gồm:
- Người có chế độ ăn thiếu Biotin, nghiện rượu, hậu phẫu thuật cắt dạ dày,…
- Người có nhu cầu làm đẹp da, tóc, móng.
- Người đang bị rụng tóc, mụn trứng cá, da dầu nhờn.
- Người ít tóc, tóc mỏng, khô, yếu muốn cải thiện tình trạng tóc của mình.
- Những người sau rụng tóc nhưng tóc lâu mọc lại.
- Những người bị stress, lo lắng, căng thẳng thường xuyên, khó ngủ, mất ngủ, ăn uống thiếu khoa học khiến tóc rụng nhiều.
- Người sở hữu mái tóc khô xơ, yếu, chẻ ngọn và gãy rụng sau nhiều lần tác động nhiệt và hóa chất tạo kiểu cho tóc.
Liều dùng Biotin như thế nào là hợp lý?
Như vậy bạn đã biết được tác dụng của Biotin với cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, việc hấp thu Biotin từ chế độ ăn hàng ngày là đã đủ để cung cấp lượng Biotin cơ thể cần và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc thiếu hụt Biotin ở người trưởng thành là cực kỳ hiếm gặp, do vậy FDA không có bất kỳ khuyến nghị cụ thể nào về liều lượng bổ sung Biotin hàng ngày cho cơ thể. Điều này hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và sức khỏe của bản thân người dùng.
Trong khi đó, một số chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa đưa ra liều lượng gợi ý dùng Biotin như sau:
- Người từ 10 tuổi trở lên: Nên nhận khoảng 30 – 100 microgam (mcg) biotin mỗi ngày;
- Trẻ sơ sinh đến 3 tuổi: Lượng Biotin cơ thể cần hàng ngày dao động từ 10 – 20 mcg;
- Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: Lượng Biotin nên bổ sung là 25 mcg/ngày;
- Trẻ từ 7 đến 10 tuổi: 30 mcg/ngày.
- Với người từ 10 tuổi trở lên: 30 – 100 mcg/ngày
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Ít nhất 30 mcg/ngày hoặc cao hơn.
Biotin không khó để bổ sung cho cơ thể, do vậy bạn hoàn toàn có thể nhận Biotin thông qua chế độ ăn uống hàng ngày với các loại thực phẩm giàu chất này như trứng, gan, cá hồi, nấm, chuối,… hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung Biotin. Nếu bạn nghi ngờ mình bị rụng tóc do thiếu Biotin và muốn bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa chất này, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn về liều lượng an toàn nhằm đảm bảo các tác dụng của Biotin được phát huy tối đa.
Uống Biotin thường xuyên có sao không?
Vậy uống Biotin có hại không? Việc uống Biotin thường xuyên có sao không? Chắc chắn đây là những câu hỏi đang rất được chị em quan tâm sau khi biết tác dụng của Biotin với vẻ đẹp của làn da, tóc và móng tay.
Biotin là một loại vitamin tan trong nước. Điều đó có nghĩa là cơ thể của bạn không lưu trữ Biotin và nếu bạn nạp Biotin vào cơ thể quá nhiều, nó sẽ tự động được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Do đó, các tác dụng của Biotin vẫn được bảo toàn, giúp da, tóc và móng khỏe đẹp hơn nhưng không gây hại cho cơ thể.
Tất nhiên điều này không có nghĩa là khi uống Biotin bạn không cần chú ý đến liều lượng sử dụng hàng ngày.
Việc sử dụng Biotin quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
Chẩn đoán bệnh không chính xác
Nếu bạn đang bổ sung Biotin cho cơ thể, nó có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu, dẫn đến chẩn đoán bệnh không chính xác.
Có thể gây mụn trứng cá
Một trong những tác dụng của Biotin là giảm và cải thiện tình trạng mụn trứng cá, nhưng quá liều Biotin cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn trứng cá bất thường. Nguyên nhân là bởi Biotin kích thích da sản sinh bã nhờn, dẫn đến việc bụi bẩn dễ dàng bám lại và tích tụ trên da gây nên mụn trứng cá. Tuy nhiên tình trạng mụn này hoàn toàn có thể được cải thiện khi bạn điều chỉnh liều lượng Biotin về mức hợp lý.
Có thể gây dị ứng
Một số tác dụng phụ khi sử dụng quá liều Biotin có thể kể đến như buồn nôn, nôn, phát ban, ngứa, mặt và cổ sưng phù,…
Tăng nguy cơ sảy thai
Liều lượng Biotin dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú nên được tham khảo từ các bác sĩ chuyên khoa, bởi quá liều Biotin có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được kiểm chứng chính xác. Vì vậy, bà bầu hãy thảo luận với bác sĩ của mình trước khi bổ sung Biotin đường uống.
Đi tiểu thường xuyên hơn
Sử dụng Biotin liều cao có thể làm gia tăng số lần đi tiểu và dẫn đến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi.
Có thể gây tiêu chảy
Ở một số người, Biotin liều cao có thể gây ra tình trạng đau bụng và tiêu chảy cấp. Vì vậy, nếu bạn gặp phải những triệu chứng như trên khi sử dụng các loại viên uống bổ sung biotin, hãy ngừng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng biotin liều cao có thể kích thích cơ thể sản sinh glucose và axit béo nhiều hơn, dẫn đến gia tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân bị tiểu đường.
Có thể ảnh hưởng đến công dụng của một số loại thuốc
Biotin liều cao có thể làm giảm công dụng của một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máy, thuốc hạ nồng độ cholesterol,… Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ nếu bạn muốn dùng đồng thời Biotin với một số loại thuốc chữa bệnh khác.
Có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính
Một số trường hợp được ghi nhận là đã mắc các bệnh về hô hấp cấp tính (sốc phản vệ) khi dùng Biotin liều cao. Tuy chưa được chứng minh nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng nhiều hơn.
Các phản ứng phụ khi quá liều Biotin trên hoàn toàn có thể biến mất sau khi bạn điều chỉnh lại liều lượng sử dụng sao cho phù hợp.
Vậy tóm lại uống Biotin thường xuyên có sao không? Câu trả lời là không, miễn sao bạn tuân theo đúng chỉ dẫn về liều lượng của bác sĩ hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất. Không tự ý dùng Biotin nhiều hơn cho phép bởi nó có thể gây ra một số phản ứng phụ không đáng có cho cơ thể bạn.
Nếu bạn đang muốn cải thiện tình trạng tóc thưa mỏng, gãy rụng, hói đầu của mình nhưng vẫn phân vân không biết nên lựa chọn sản phẩm nào hay uống Biotin với liều lượng bao nhiêu để không bị quá liều thì đừng lo, với sản phẩm viên uống ngăn rụng tóc Hair Plus của Doppelherz, bạn sẽ được cung cấp đủ lượng Biotin cần thiết. Với 350 µg Biotin kết hợp cùng các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin E, vitamin B, sắt, kẽm, selen, molybden,… từ dầu hạt lanh và bột cỏ đuôi ngựa, Hair Plus Doppelherz sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng tóc yếu, xơ rối và gãy rụng nhưng vẫn tuyệt đối an toàn cho sức khỏe, trả lại cho bạn mái tóc đẹp óng ả.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của Biotin với cơ thể con người và biết được liệu việc uống Biotin thường xuyên có sao không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại gọi vào số hotline 18001770 của Doppelherz nhé.
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả
Trẻ hay ho nguyên nhân từ đâu và cha mẹ cần làm gì?
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ