1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng
Đây được xem là “nạn đói tiềm ẩn” bởi lẽ nếu không chú ý sẽ rất khó nhận biết. Trong khi những thực phẩm cha mẹ có thể nhìn rõ và định lượng được qua khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ thì vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E, K…) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, đồng…) là thứ không nhìn thấy, khó định lượng. Chính vì vậy, ngay cả trẻ em ở thành phố có điều kiện sống tốt hơn trẻ ở nông thôn cũng bị thiếu vitamin, khoáng chất, nhất là canxi, sắt, kẽm, vitamin D.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là bữa ăn của trẻ nghèo nàn về dưỡng chất so với nhu cầu của cơ thể, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do bị bệnh, nhiều trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, không bú đủ sữa mẹ…
2. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trẻ sẽ gặp những vấn đề gì?
Việc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng không chỉ gây ảnh hưởng tạm thời đến sức khỏe như biếng ăn, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng mà hệ lụy còn tiếp diễn trường kỳ đến tương lai phát triển của con trẻ, từ tầm vóc đến trí tuệ.
Thiếu vi chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Điều này gây tác động lớn đến chiều cao ở giai đoạn trưởng thành. Ngoài ra, các trẻ suy dinh dưỡng thường không đủ thể lực để tham gia các hoạt động thể chất, học tập. Thậm chí, rào cản nhận thức, tiếp thu kém, thể chất không khỏe mạnh của trẻ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động khi trưởng thành.
3. Những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ?
Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, bao gồm các vitamin tan trong nước như: nhóm B, C; các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E, K và các chất khoáng sắt, kẽm, iod, đồng, mangan, magiê..
Trong đó, 3 loại vi chất đặc biệt quan trọng với trẻ em là canxi, vitamin D và sắt, vì liên quan trực tiếp đến chiều cao, phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Nhưng đây chỉ là những vi chất tối thiểu cần có, ngoài ra phải bổ sung nhiều hơn nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ như kẽm, vitamin A, C và vitamin nhóm B…
Chẳng hạn như, muốn xương chắc khỏe, trẻ phát triển chiều cao, canxi đóng vai trò quan trọng nhất nhưng để hấp thu tốt nhất thì phải có sự hỗ trợ của vitamin D. Tương tự, để sắt tăng cường hấp thu tại ruột non và huy động sử dụng sắt dự trữ từ gan thì chắc chắn không thể thiếu vitamin A, vitamin B2, vitamin C. Đồng thời, trong quá trình tổng hợp hồng cầu, ngoài sắt thì cần axit folic, vitamin B12… Ngoài ra, muốn thành mạch tốt, giảm mất máu lại cần thêm vitamin E, vitamin C.
Như vậy, mỗi loại vitamin và khoáng chất đóng vai trò riêng biệt nhưng lại tương hỗ lẫn nhau để trẻ phát triển toàn diện nhất. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng đừng quên trẻ rất cần I-ốt để tổng hợp ra hormone giúp điều chỉnh các quá trình phát triển của cơ thể từ hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn đến da, lông, tóc, móng… Từ đó, giúp phòng ngừa tình trạng chậm phát triển trí tuệ, học kém do thiếu I-ốt gây ra.
Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng chủ động là thông qua nguồn thực phẩm trong từng bữa ăn. Đặc biệt chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ tới 24 tháng đầu đời. Cải thiện bữa ăn hàng ngày có sử dụng muối iod với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Nên cân đối giữa các thức ăn giàu chất đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vật, chẳng hạn như khi ăn thịt cá thì cần bổ sung thêm các loại đậu đỗ để ngoài việc cung cấp chất đạm thì còn cung cấp các axit vitamin, khoáng chất như sắt, kẽm, i-ốt cho cơ thể.
Đồng thời, nên cho trẻ ăn nhiều rau, củ, quả và trái cây vì không chỉ giúp cung cấp chất xơ để trẻ có được một đường ruột chắc khỏe mà những thực phẩm này còn chứa hàm lượng vitamin C rất cao giúp cho cơ thể hấp thu chất sắt rất tốt.
Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên có đủ vi chất dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi uống bổ sung Vitamin A bổ sung một năm 2 lần theo kế hoạch của ngành y tế.
Ngoài ra, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lựa chọn, chế biến và bảo quản thức ăn. Vì việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách như rau bị héo, trái cây không còn tươi, gạo được xay xát kỹ, thức ăn nấu quá lâu,… cũng sẽ làm mất đi lượng lớn vitamin và khoáng chất.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN