Nám da là nỗi lo lắng của nhiều chị em phụ nữ, khi làn da bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến phái đẹp mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Xác định sớm nguyên nhân gây nám giúp chị em tìm được phương pháp điều trị hiệu quả để lấy lại làn da trắng sáng, khỏe đẹp.
1. Tìm hiểu về nám da
Nám da là vấn đề không còn quá xa lạ với mọi người, nám da là tình trạng da xuất hiện những đám màu nâu, xám, vàng nâu trên da. Nám thường mọc tập trung thành từng mảng, gặp nhiều ở trên da mặt, phân bố chủ yếu ở gò má, cằm, trán, mũi,… Ngoài ra, mọi người cũng có thể thấy nám xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể như: cánh tay, cổ, chân… đặc biệt là những vùng da tiếp xúc với nhiều ánh nắng mặt trời.
Cơ chế hình thành nám da là do sắc tố melanin được sản xuất quá nhiều, tích tụ lại ở một vùng nhất định trên da gây nám da. Nám càng để lâu thì càng có xu hướng lan rộng, đậm màu và khó điều trị hơn. Các loại nám da thường gặp bao gồm:
- Nám da thể mảng: Nám da xuất hiện dưới dạng mảng nhỏ, có thể chỉ là vài đốm li ti như những nốt ruồi trên bề mặt da. Nám da thể mảng chủ yếu tập trung ở gò má, sống mũi, cằm, trán,…
- Nám da chân sâu: Nám da chân sâu thường xuất hiện dưới dạng đốm tròn riêng lẻ hoặc theo cumk, màu sắc từ nâu nhạt đến đậm dần. Nám chân sâu gây tổn thương ở lớp hạ bì trên da.
- Nám da hỗn hợp: Nám da hỗn hợp là các vết nám xuất hiện rải rác, có thể những đốm nhỏ như đầu bút bi, hoặc có thể tập trung thành từng mảng ở cằm, gò má, quanh mắt,… Nám da hỗn hợp có chân nám nằm ở lớp hạ bì trên da.
Nám da thường gặp ở phụ nữ từ 20-50 tuổi, trong đó, nám da ở phụ nữ có thai, sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh khá phổ biến. Nam giới ít bị nám da hơn nữ giới, nám da cũng có liên quan đến đặc điểm địa lý, màu da khi mà phụ nữ da màu thường có tỷ lệ bị nám cao hơn so với phụ nữ da trắng. Nám da ở phụ nữ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da, khiến chị em cảm thấy e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp trong cuộc sống.
2. Dấu hiệu của nám da mặt là gì?
Phát hiện sớm những dấu hiệu nám da giúp mọi người kịp thời điều trị để ngăn chặn sự lan rộng nhanh chóng trên da.
2.1. Làn da bị xỉn màu
Dấu hiệu đầu tiên mà chúng ta có thể nhận biết nám chính là làn da bắt đầu xỉn màu, không còn hồng hào, rạng rỡ như trước mà sẽ trở nên tối màu hơn. Đặc biệt ở những vùng gò má, quanh mắt, gần mũi,… là nơi bắt đầu quá trình xỉn màu da. Khi mới bắt đầu, vùng xỉn ra có kích thước nhỏ nhưng nó sẽ lớn dần theo thời gian tùy theo mức độ nám da nặng hay nhẹ.
2.2. Xuất hiện những mảng da sậm màu
Xuất hiện những mảng da sậm màu là dấu hiệu cho thấy làn da đang bị nám. Khác với tàn nhang, nám da thường xuất hiện dưới dạng mảng lớn, màu sắc đa dạng từ nâu nhạt, vàng nâu, nâu sậm,… và không có ranh giới rõ ràng. Điều này khiến cho làn da không đều màu, thiếu sức sống hơn.
2.3. Mảng da sậm màu ở vùng trán, gò má, cằm
Nám da thường xuất hiện ở những vùng da mỏng, dễ bị tổn thương như cằm, má, sống mũi, trán,… Tuy nhiên, khác với tàn nhang, nám da sẽ mọc thành từng mảng chứ không phân bố rải rác. Bên cạnh đó, chúng ta thường gặp nám da ở hai bên gò má bởi đây là vị trí dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại từ môi trường. Nám ở gò má có thể phát triển nhanh chóng, sẫm màu và lan nhanh hơn, gây ảnh hưởng đến nhan sắc nên bạn cần đặc biệt lưu ý.
3. Cảnh báo những nguyên nhân gây nám da thường gặp
3.1. Nguyên nhân gây ra nám là do yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, có khoảng 30% người bị nám da có nguyên nhân xuất phát do di truyền. Nếu gia đình có ông bà, cha mẹ, người thân bị nám thì bạn cũng có nguy cơ bị nám rất cao. Nám do duy trì thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn nếu chúng ta không tuân thủ theo đúng liệu trình.
3.2. Rối loạn nội tiết
Nội tiết tố thay đổi bất thường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nám da ở phụ nữ. Đặc biệt người phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, sau khi sinh con, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh,… Hàm lượng estrogen trong cơ thể bị rối loạn khiến cho hắc sắc tố melanin tăng cao kéo theo nhiều thay đổi về làn da như: nám sạm, nhăn nheo, đàn hồi kém, khô da,…
3.3. Nguyên nhân hình thành nám do thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Trong các nguyên nhân gây nám da không thể không kể đến ánh nắng mặt trời. Vì trong ánh nắng mặt trời có chứa nhiều tia UV có khả năng xuyên thấu qua da khiến cho sắc tố melanin trong cơ thể bị tăng cao đột biến. Khi bạn tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, làn da không chỉ bị kích ứng, bỏng rát mà còn gây ra tình trạng nám da, tàn nhang.
3.4. Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Mất ngủ, thức khuya thường xuyên cùng với chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia cũng là nguyên nhân khiến cho nám da phát triển mạnh và lan nhanh hơn. Không chỉ vậy, điều này còn khiến cho làn da của bạn nhanh lão hóa hơn, các vết chân chim, nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của làn da.
3.5. Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
Các sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe làn da. Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng cao, hầu hết chị em đều sử dụng mỹ phẩm. Tuy nhiên, vô tình nhiều người mua phải những loại mỹ phẩm kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường
Ban đầu sử dụng, có thể bạn sẽ thấy làn da trở nên trắng hơn nhanh chóng, nám sạm mờ đi. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng thì làn da của bạn sẽ bị bào mòn dần, trở nên yếu hơn, rất dễ tổn thương do những tác động từ môi trường, tình trạng nám da ngày càng nghiêm trọng hơn.
Xuất hiện những vết nám trên da gây ảnh hưởng đến nhan sắc của nữ giới, khiến chị em kém tự tin hơn khi giao tiếp với người khác. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mọi người hãy quan tâm bảo vệ sắc đẹp của mình, nhận biết những nguyên nhân gây nám da để có biện pháp phòng tránh, giúp nữ giới sở hữu làn da trắng sáng, khỏe đẹp mỗi ngày.
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Chăm sóc hệ miễn dịch non nớt: Chìa khóa bảo vệ con vững vàng
Hiểu đúng về khoảng trống miễn dịch để bảo vệ bé yêu khỏe mạnh
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ