Tác dụng phụ của kẽm zinc là gì? - Doppelherz

Tác dụng phụ của kẽm zinc là gì?

Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể, hoạt động như một chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung càng nhiều kẽm càng tốt, hấp thu quá nhiều kẽm có thể dẫn đến những tác dụng phụ tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vậy cụ thể, tác dụng phụ của kẽm là gì? Cùng Doppelherz tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Kẽm là chất gì?

Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu, mặc dù chiếm một lượng nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng với sức khỏe con người. Cơ thể không tự sản xuất được kẽm nên cần được bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung.

Các loại thực phẩm tự nhiên có chứa nhiều kẽm bao gồm: thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, bông cải xanh, rau chân vịt,… Kẽm được bổ sung cho cơ thể qua dạng uống thường là các hợp chất như: kẽm sunfat, kẽm axetat, kẽm gluconat,…

Kẽm là chất gì?

2. Zinc có tác dụng gì? 

Kẽm Zinc có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, tham gia vào hoạt động của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể: hệ thần kinh, xương khớp, sinh sản,… Không chỉ vậy, kẽm còn góp phần lớn vào công cuộc làm đẹp cho chị em phụ nữ.

2.1. Tăng cường sức khỏe não bộ

Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ. Kẽm và vitamin B6 là hai dưỡng chất giúp cải thiện hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Do đó, bổ sung kẽm sẽ giúp não bộ hoạt động trơn tru, linh hoạt hơn.

Zinc có tác dụng gì?

2.2. Hỗ trợ mắt sáng hơn

Theo nghiên cứu, vitamin A nếu muốn đưa vào võng mạc thì cần có kẽm. Cơ thể bị thiếu kẽm, mắt sẽ không nhận đủ lượng vitamin A cần thiết, có thể khiến mắt bị suy giảm thị lực. Đặc biệt với người cao tuổi thì việc bổ sung kẽm có vai trò quan trọng, bởi nó có thể liên quan đến bệnh thoái hóa điểm vàng.

2.3. Giúp cơ bắp hoạt động tốt hơn

Một trong những công dụng tuyệt vời của kẽm là tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Cơ thể được cung cấp đủ kẽm thì cơ bắp cũng trở nên săn chắc hơn. Đặc biệt với những người thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao thì càng cần bổ sung kẽm để tăng cơ bắp, nâng cao hiệu quả luyện tập.

Bổ sung kẽm giúp cơ bắp hoạt động tốt hơn

2.4. Làm đẹp da

Kẽm có tác dụng trong việc giảm tiết dầu trên da mặt, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giảm mụn trên da. Không chỉ vậy, kẽm còn có vai trò quan trọng trong việc tăng sinh collagen giúp phụ nữ có làn da khỏe đẹp, căng bóng hơn.

2.5. Giúp móng, tóc chắc khỏe

Bên cạnh công dụng với làn da, Zinc còn cần thiết giúp nuôi dưỡng mái tóc, móng chắc khỏe. Hấp thu đủ lượng kẽm sẽ giúp bạn sở hữu mái tóc bồng bềnh, suôn mượt, kích thích mọc tóc mới, giúp móng chắc khỏe hơn. Ngược lại, thiếu kẽm có thể khiến cho mái tóc bị khô xơ, gãy rụng, móng dễ bị xước, gãy hơn.

Tác dụng của kẽm giúp làm đẹp cho chị em phụ nữ

3. Tác dụng phụ của kẽm là gì?

Thiếu kẽm có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, những việc hấp thu quá nhiều kẽm cũng có thể gây ra tác dụng phụ tiêu cực như:

  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Ăn không ngon miệng
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Suy giảm chức năng miễn dịch.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Giảm cholesterol tốt.
Tác dụng phụ của kẽm zinC

4. Cách dùng kẽm zinc đúng và đủ cho cơ thể

Theo Viện dinh dưỡng Việt Nam, với mỗi độ tuổi khác nhau, hàm lượng kẽm cần bổ sung như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ngày.
  • Trẻ từ  7 tháng đến 3 tuổi: 5mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 8mg/ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày.
  • Nam giới trên 14 tuổi: 11mg/ngày.
  • Nữ từ 14 – 18 tuổi: 9mg/ngày.
  • Nữ trên 18 tuổi: 10mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú: 11-12 mg/ngày.

Trường hợp mọi người bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc thì cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên uống kẽm khi đói bụng, bởi nó có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Nên uống kẽm sau khi ăn từ 1-2 giờ, trường hợp người bị đau dạ dày nên uống kẽm trong bữa ăn.
  • Chọn mua viên uống bổ sung kẽm đến từ thương hiệu uy tín, đã được kiểm định chất lượng, an toàn cho người sử dụng.
Cách dùng kẽm zinc đúng và đủ cho cơ thể

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu thêm tác dụng phụ của kẽm zinc là gì, cách bổ sung kẽm hợp lý cho cơ thể. Nếu mọi người đang tìm mua sản phẩm bổ sung kẽm, vui lòng liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn sản phẩm phù hợp cho cơ thể.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo