Nâng cao miễn dịch ở trẻ nhỏ – một chủ đề không hề mới với mọi cha mẹ. Thế nhưng, mấu chốt của việc bổ sung sức mạnh từ bên ngoài hay nâng cấp đội quân miễn dịch bên trong đang “ngủ quên” thì không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu rõ.
1. Tầm quan trọng của nâng cao miễn dịch ở trẻ nhỏ
Bố mẹ có biết:
“Hơn 5 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm, trong số đó 45% nguyên nhân đến từ các bệnh truyền nhiễm, đứng đầu là viêm phổi và các nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, sốt rét,…”
“Tại nhiều nước phát triển, kháng sinh thế hệ 1 vẫn có tác dụng thì ở Việt Nam thế hệ 2 hay thậm chí thế hệ 3 cũng đã bó tay”.
Nhiễm trùng và kháng thuốc là hai vấn đề nổi cộm từ lâu, nhưng vẫn luôn mang tính thời sự khi bàn về sức khỏe của trẻ nhỏ. Nhận thức càng tăng cao, các phụ huynh càng nhận ra tầm quan trọng của việc chủ động nâng cao hệ miễn dịch cho con nhằm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bởi lẽ sự biến đổi của các yếu tố gây bệnh mới luôn nhanh hơn tốc độ nghiên cứu ra thuốc chống lại bệnh tật của con người.
Chính vì vậy, hầu hết các bố mẹ đều đang bảo vệ con mình bằng cách giúp trẻ “tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch” bằng nhiều biện pháp khác nhau.
2. Nhưng không phải ai cũng hiểu hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ để làm đúng
Hệ miễn dịch của trẻ chia làm 2 đội quân: đội miễn dịch đặc hiệu và đội miễn dịch không đặc hiệu.
Đội miễn dịch đặc hiệu gồm các chiến binh đặc hiệu, chuyên biệt cho từng kháng nguyên, từng bệnh cụ thể. Tuy mất trung bình vài ngày “thăm dò” mới hình thành phản ứng miễn dịch nhưng hiệu quả đánh thắng tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể trẻ rất cao.
Chúng ta tận dụng đặc điểm “trí nhớ miễn dịch” của cơ thể để tạo vắc-xin. Một đợt tập dượt trước nhằm giúp cơ thể tạo ra những chiến binh đặc hiệu mới, sẵn sàng cho những đợt xâm nhập thật sự sau này.
Đội miễn dịch không đặc hiệu thì gồm các chiến binh có mặt ở khắp mọi nơi trên cơ thể với quân số và chủng loại đa dạng. Chúng tập trung ngăn cản, vây bắt ngay lập tức với các yếu tố gây bệnh khác nhau, bao gồm cả những tác nhân lần đầu xâm nhập vào cơ thể.
Chính vì đặc điểm trên, có rất nhiều cách để gia tăng sức mạnh cho đội miễn dịch không đặc hiệu: có mẹ chọn cung cấp kháng thể từ ngoài vào để “chi viện” thêm quân hỗ trợ; có mẹ lại chọn cách tập trung nuôi quân có sẵn, giúp hệ miễn dịch tự thân của trẻ sản sinh ra những chiến binh mới,…
Như vậy, có thể thấy đặc điểm chung khi muốn gia tăng sức khỏe hệ miễn dịch đó là: cả 2 đội quân miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đều cần nguyên liệu để hình thành các chiến binh mới. Trong đó đặc biệt quan trọng là các chiến binh đặc hiệu mà chính cơ thể bé mới có thể tạo ra trong quá trình tiếp xúc, vui chơi hàng ngày, hay các đợt tập dượt với vắc-xin.
Thêm vào đó, giống như một cơ thể sống, các chiến binh miễn dịch bên trong cơ thể trẻ cũng có những yếu tố giúp chúng “khỏe mạnh” và thực hiện công việc bảo vệ trẻ một cách hiệu quả hơn.
Tham gia vào cả 2 chức năng này có vai trò quan trọng của các vitamin và đặc biệt là các chất khoáng thiết yếu! Vai trò quan trọng đó là gì?
3. “Người đánh thức” các chiến binh miễn dịch ở trẻ nhỏ
Nhắc tới vitamin D chúng ta thường nghĩ ngay đến tác dụng tăng hấp thu canxi và giúp chắc khỏe xương. Tuy nhiên, các thụ thể vitamin D còn hiện diện trên tế bào miễn dịch (gồm lympho B, lympho T và tế bào trình diện kháng nguyên), nên việc thiếu vitamin D sẽ làm suy giảm sức mạnh các chiến binh miễn dịch trong cơ thể.
Vitamin C và E đều là các chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào bao gồm cả tế bào miễn dịch và điều chỉnh chức năng đề kháng của cơ thể. Trong đó sức mạnh của vitamin C được thể hiện rõ hơn ở việc hỗ trợ các chức năng tế bào khác nhau của cả 2 đội quân miễn dịch: giúp sức cho hàng rào giải phẫu ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây hại; tăng cường biệt hóa và tăng sinh tế bào lympho B, lympho T; tích lũy trong các bạch cầu trung tính, tạo phản ứng oxy hóa và cuối cùng là tiêu diệt vi khuẩn.
Vitamin A là dưỡng chất quan trọng trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của các biểu mô và chất nhầy – hình thành hàng rào giải phẫu chống lại các bụi bẩn và các vi trùng. Sự có mặt của vitamin A đóng vai trò nòng cốt trong phản ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
Một người đánh thức lâu đời mà chắc ai cũng biết chính là Kẽm. Thiếu hụt Kẽm làm giảm số lượng và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và làm trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện.
Bên cạnh Kẽm, một người đánh thức “mới phát hiện” đã được các nhà khoa học chứng minh về hiệu quả tuyệt vời lên hệ miễn dịch, đó là Selen. Trong cơ thể, Selen tham gia vào cấu trúc của hơn 20 Selenoproteins, trong đó có enzym GPx – một trong những enzym chống oxy hóa quan trọng bậc nhất. GPx ở bạch cầu trung tính có nhiệm vụ như một lá chắn tự bảo vệ trước các gốc tự do mà bạch cầu tạo ra để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, sự có mặt của Selen kích thích cơ thể sinh trưởng nhiều chiến binh tế bào miễn dịch hơn và tăng nồng độ kháng thể.
Một điều rất may mắn, các nhà khoa học của DoppelHerz – thương hiệu có mặt hơn 120 năm tại Đức, được bình chọn là Sản phẩm bảo vệ sức khỏe số 1 tại CHLB Đức (Theo Nielsen market track 2009-2019), đã bổ sung Selen trong thành phần siro Kinder Immune, kết hợp với tỉ lệ tối ưu cùng Kẽm và các vitamin A, C, D3, E.
Hiện siro Kinder Immune là sản phẩm tăng cường sức đề kháng đang được tin dùng tại 35 nước Châu Âu, phân phối chính thức tới hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới, và là sản phẩm tăng cường sức đề kháng nhập khẩu duy nhất tại Việt Nam có chứa Selen giúp phát triển hệ miễn dịch tự thân của trẻ.
Để được tư vấn chuyên sâu về miễn dịch của trẻ, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1770 hoặc truy cập website https://doppelherz.vn
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN