SAY NẮNG: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ SAY NẮNG

SAY NẮNG: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ SAY NẮNG

Say nắng là tình trạng khá phổ biến vào mùa hè. Người bị say nắng không chỉ gặp triệu chứng nhức đầu, hoa mắt mà còn có khả năng bị đột quỵ. Vì vậy, cần phải có cách xử lý kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết sau, Doppelherz sẽ chỉ ra những triệu chứng thường gặp và mách bạn cách xử lý khi bị say nắng nhé!

Say nắng là tình trạng gì?

Say nắng hay còn được gọi là trúng nắng. Đây là một tình trạng khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ do phải tiếp xúc với nắng nóng trong thời gian dài hoặc hoạt động quá sức. Khi đó, cơ thể sẽ nóng lên, nhiệt độ tăng cao, thường là trên 40 độ. Người sẽ sẽ gặp tình trạng mất nước hoặc rối loạn chức năng các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn và thần kinh. Hiện tượng say nắng thường sẽ xuất hiện kèm với với say nóng. Hãy trạng bị cho bản thân kiến thức về cách xử lý khi bị say nắng để bảo vệ bản thân và những người xung quanh nhé!

Say nắng là tình trạng gì?
Say nắng là tình trạng gì?

Vậy say nóng là gì?

Nhiều người hiện nay vẫn chủ quan với tình trạng say nóng. Tuy nhiên thực tế say nóng không đơn thuần là cảm giác khó chịu do cái nóng. Mà đây là hiện tượng thân nhiệt đột ngột tăng lên do tác động từ môi trường hoặc do vận động quá sức. Điều này có thể làm rối loạn hệ thần kinh trung ương và có thể chuyển biến thành say nắng (sốc nhiệt). 

Nguyên nhân dẫn đến say nắng

Việc tiếp xúc với nắng gắt trong thời gian dài, đặc biệt là vùng gáy và cổ. Đây là trung tâm của hệ thống điều hòa thân nhiệt. Vì vậy, trong thời gian dài, dưới ảnh hưởng của nắng gắt, cơ thể sẽ mất nước và tăng nhiệt lên đến 15 độ.

Bên cạnh đó, ngoài nhiệt độ thì độ ẩm cao cũng là một yếu tố dẫn đến say nắng. Nếu độ ẩm trong môi trường tăng lên đến 60% hoặc hơn thì sẽ gây cản trở quá trình bay hơi của mồ hôi. Từ đó, khiến cơ thể không thể thoát nhiệt và tự động làm mát.

Liên tục làm việc dưới cái nắng gay gắt khiến bạn dễ bị say nắng
Liên tục làm việc dưới cái nắng gay gắt khiến bạn dễ bị say nắng

Như vậy, ngay từ khi triệu chứng say nắng xuất hiện, bạn cần phải tìm hiểu ngay cách xử lý khi bị say nắng và làm biện pháp phòng ngừa ngay lập tức. Tránh chuyển biến xấu và để lại những tổn thương không thể phục hồi..

Biểu hiện khi bị say nắng

Say nắng hay say nóng thì đều có chung một đặc điểm là tăng thân nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ thúc đẩy cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn để điều hòa. Vì vậy rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Nếu không bù nước và điện giải kịp thời sẽ khiến khối lượng tuần hoàn bị giảm. Nghiêm trọng hơn thì có thể bị trụy tim, rối loạn điện giải, thậm chí là tử vong. 

Ngoài ra, việc nhiệt độ tăng cao đột ngột cũng gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng khác như hệ hô hấp, tim mạch hay trung ương thần kinh.

Nhiệt độ cơ thể tăng cao khi bị say nắng
Nhiệt độ cơ thể tăng cao khi bị say nắng

Tình trạng trúng nắng có thể xảy từ từ từ hoặc một cách đột ngột. Các dấu hiệu sẽ xuất hiện dần dần dựa trên thời gian và mức độ tăng của thân nhiệt. Ban đầu, người bệnh có thể cảm thấy nhịp thở gấp, tim đập nhanh, hồi hộp, hoa mắt, nhức đầu, khó thở và tay chân không có sức lực. Sau đó, nếu không có cách xử lý kịp thời thì người bệnh có thể sẽ bị ngất, trụy tim và tử vong.

Vì vậy, việc tìm hiểu về cách xử lý khi bị say nắng là rất quan trọng. Bạn cần chú ý khi hoạt động dưới trời nắng nóng, luôn mang theo nước và điện giải. Đồng thời, hãy che chắn vùng cổ gáy cẩn thận và theo dõi các dấu hiệu để có thể xử lý kịp thời.

Cách xử lý khi bị say nắng 

Khi bạn gặp bất cứ ai bị say nắng hoặc nghi ngờ bị say nắng, hãy ngay lập tức thực hiện các biện pháp sơ cứu để hạ thân nhiệt. Sau đó, đưa người bệnh đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời. 

Bước 1: Giảm thân nhiệt cho người bệnh

  • Hãy di chuyển người bệnh vào nơi râm và thoáng mát.
  • Cởi bỏ bớt quần áo bó và chật chội
  • Dùng khăn ướt để lau cơ thể cho người bệnh.
  • Nếu người bệnh tỉnh táo, hãy cho họ uống nước mát để hạ nhiệt từ bên trong.
  • Chườm khăn lạnh lên các vị trí quan trọng như cổ, nách hay bẹn.

Bước 2: Theo dõi tình trạng bệnh nhân

  • Nếu tình trạng nhẹ, hãy tiếp tục cho người bệnh uống nước và chườm mát cơ thể.
  • Nếu tình trạng chuyển nặng và bệnh nhân hôn mê. Đồng thời có các triệu chứng khác như sốt cao, khó thở hay hôn mê thì hãy gọi cấp cứu và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Chườm mát tại các vị trí quan trọng cho bệnh nhân say nắng
Chườm mát tại các vị trí quan trọng cho bệnh nhân say nắng

Bước 3: Xử lý tại cơ sở y tế

  • Bác sĩ sẽ hỗ trợ truyền tĩnh mạch (nếu cần), đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác tại cơ sở y tế.
  • Nếu bệnh nhân có tình trạng sốt cao khi say nắng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân paracetamol để hạ sốt. Còn nếu bệnh nhân có biểu hiện bị co giật thì bác sĩ sẽ cần sử dụng thuốc chống co giật.
  • Đặc biệt với tình trạng hôn mê thì bác sĩ sẽ phải đặt ống nội khí quản.

Để bảo vệ sức khỏe, đừng quên trang bị cho mình kiến thức về cách xử lý khi bị say nắng. Đồng thời, hãy chủ động phòng tránh say nắng. Đó là hạn chế hoạt động và làm việc quá lâu dưới trời nắng gắt. Nếu công việc bắt buộc phải làm việc dưới nắng gắt, hãy trang bị nước uống và điện giải để bổ sung khi cần thiết. Ngoài ra, hãy che chắn cẩn thận bằng các loại đồ bảo hộ như áo chống nắng, mũ, kính,…

Viên sủi vitamin tổng hợp A-Z Fizz

Bên cạnh lí do trời nóng thì việc sức đề kháng kém cũng là một trong những lí do khiến bạn dễ bị cái nóng đánh bại hơn so với người khác. Vì vậy, ngoài che chắn cẩn thận, hãy bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể để tăng đề kháng với thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Fizz

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Fizz
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Fizz

Với công thức 21 vitamin và khoáng chất thiết yếu cùng với hương vị cam chanh leo tự nhiên, A-Z Fizz tự tin đồng hành với bạn trong những ngày nắng nóng. 

—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo