Tụt canxi trong máu nên ăn gì?

Tụt canxi trong máu nên ăn gì?

Canxi là một trong những chất khoáng thiết yếu và quan trọng nhất đối với cơ thể. Do đó, việc bổ sung canxi là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe, duy trì hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng tụt canxi trong máu diễn ra tương đối phổ biến. Vì vậy, mỗi người cần tìm hiểu rõ về vấn đề này nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

1. Tụt canxi là gì?

Tụt canxi trong máu là gì?
Tụt canxi trong máu là gì?

Trên thực tế, canxi chỉ chiếm khoảng 1% trọng lượng của cơ thể, trong đó, 98% canxi nằm trong xương và răng, 2% còn lại là canxi ion nằm trong máu. Chúng có vai trò quan trọng giúp cơ thể hoạt động bình thường và đảm bảo cho hoạt động co bóp của tim cùng các chức năng thần kinh.

Cả nam giới và phụ nữ trưởng thành đều cần tiêu thụ khoảng 700-1000mg canxi/ ngày. Nếu lượng canxi được cung cấp ít hơn mức này, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt canxi, hay còn gọi là tụt canxi máu. Tụt canxi máu (hạ canxi máu), là một tình trạng mà nồng độ canxi ở trong phần dịch của máu hoặc huyết tương thấp hơn mức bình thường.

2. Hạ canxi đường huyết có nguy hiểm không? 

2.1. Sự nguy hiểm của tình trạng hạ canxi đường huyết 

Hạ canxi đường huyết là tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Theo các chuyên gia y tế, cả người lớn và trẻ em bị hạ canxi đường huyết đều có thể gặp các biến chứng như kém phát triển xương, loãng xương, các cơn tetani (tăng hưng phấn ở hệ thần kinh-cơ, co cứng các đầu chi) cũng dễ xảy ra hơn.

Phần lớn khả năng cơn tetani sẽ xuất hiện do hạ canxi máu nặng, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân lên cơn tetani dù chỉ bị hạ canxi ion hóa trong khi canxi toàn phần bình thường, ví dụ như khi bị kiềm hóa máu. Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng hạ canxi và điều trị là vô cùng cần thiết đối với cả trẻ em và người lớn.

2.2. Nguyên nhân xuất hiện tụt canxi máu

Nguyên nhân xuất hiện tụt canxi máu là gì?
Nguyên nhân xuất hiện tụt canxi máu là gì?

Tụt canxi đường huyết có nhiều nguyên nhân:

  • Cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi và vitamin D cho các hoạt động sống và sự phát triển, thường thấy ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Cơ thể bị rối loạn tiêu hoá dẫn đến mắc hội chứng kém hấp thu.
  • Bệnh nhân mắc bệnh suy tuyến cận giáp trạng và một số bệnh lý ở thận như bệnh lý ống thận, suy thận.
  • Khả năng bài tiết parathyroid hormone kém gây hạ canxi máu, đồng thời tăng photpho máu và thường gây nên cơn tetani mãn tính.
  • Người bệnh hiện đang sử dụng thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ là gây hạ canxi huyết như thuốc chống động kinh, thuốc cản quang, dùng liều cao calcitonin,…

2.3. Dấu hiệu của tụt canxi máu

Trên thực tế, những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng hạ canxi máu tương đối đa dạng vì cơ địa của mỗi người rất khác nhau ở cả người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp không có biểu hiệu cụ thể. 

Biển hiện ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu của hạ canxi máu của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu của hạ canxi máu của trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị tụt canxi máu, do ảnh hưởng của hệ thần kinh, phần lớn các trường hợp trẻ sẽ xuất hiện co giật hoặc run. Vì bé còn nhỏ và chưa thể nói ra khi cơ thể khó chịu, bố mẹ cần phải chú ý theo dõi bé nhiều hơn. 

Biển hiện ở người lớn 

Đối với người lớn, triệu chứng tụt canxi thường gặp là: 

  • Cơ bắp bị cứng hoặc co thắt
  • Xuất hiện dị cảm hoặc cảm giác ghim và kim châm ở tay chân
  • Tâm trạng thường xuyên thay đổi, hay cảm thấy bị lo âu, bực bội, khó chịu
  • Gặp những vấn đề về trí nhớ
  • Huyết áp thấp
  • Khó nói hoặc khó nuốt thức ăn
  • Có cảm giác ngứa và tê ở môi, lưỡi, ngón tay, bàn chân
  • Rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng tụt canxi ở người lớn
Triệu chứng tụt canxi ở người lớn

Ngoài ra, tụt canxi máu cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn, co thắt các cơ và xuất hiện triệu chứng khó thở. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú. Ngay khi có những triệu chứng trên bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị kịp thời.

Xem thêm: Bổ sung canxi chung với sắt – “Sai lầm” mẹ bầu cần tránh

3. Chế độ ăn tác dụng như thế nào trong cải thiện Canxi máu?

Việc thiếu hụt canxi không chỉ gây ảnh hưởng đến xương khớp mà còn làm suy giảm sức khỏe của cơ thể. Phần lớn các dưỡng chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong hoạt động sống và sự phát triển của cơ thể đều được cung cấp từ các thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Do đó, việc có một thực đơn khoa học, cân bằng sẽ giúp cơ thể có đủ canxi cũng như các chất dinh dưỡng khác.

Ngoài ra, ở mỗi lứa tuổi, lượng canxi mà cơ thể cần phải bổ sung để duy trình hoạt động sống và vận động là khác nhau. Không những thế, với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, lượng canxi cần cung cấp qua bữa ăn hàng ngày càng tăng cao để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Do đó, chế độ ăn cần phải được lên kế hoạch kỹ lưỡng và cẩn thận cho từng người cụ thể.

Mặt khác, trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung canxi, tránh tình trạng tụt canxi máu cho mọi người. Với ưu điểm là được sản xuất nghiêm ngặt, những thực phẩm chức năng này đều đã được loại bỏ hết các chất kích ứng có trong thực phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm soát và bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, tránh được tình trạng gặp tác dụng phụ do bổ sung quá nhiều canxi. 

4. Các loại thực phẩm nên ăn khi bị tụt canxi 

4.1. Các loại hạt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiều loại hạt có chứa nhiều canxi mà bạn có thể ăn hàng ngày để tăng cường canxi cho cơ thể. Một số loại hạt là nguồn cung cấp canxi dồi dào có thể kể đến như là: hạnh nhân, hạt chia, hạt vừng (hạt mè), đậu nành. 

4.2. Phô mai, sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa, phô mai, sữa chua và các chế phẩm khác từ sữa đều được đánh giá là những thực phẩm giàu canxi, cực kỳ bổ dưỡng cho cơ thể. Trung bình, cứ mỗi 250gr sữa có chứa khoảng 275 mg canxi. Mặt khác, với mùi vị thơm ngon và dễ uống, sữa, phô mai, sữa chua được nhiều người lựa chọn để bổ sung canxi, đặc biệt là các bậc phụ huynh muốn bổ sung canxi cho con mình. 

4.3. Các loại cá đóng hộp (cá mòi, cá hồi)

Cá hồi, cá mòi và những loài cá biển đóng hộp là những thực phẩm cung cấp lượng canxi rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là xương và răng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghiền mịn cả xương cá khi ăn để có lượng canxi nhiều hơn. 

4.4. Các loại đậu (đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu nành,…)

Đậu là thực phẩm rất giàu chất xơ, protein, nhiều khoáng chất, vitamin và đặc biệt là lượng canxi dồi dào cho cơ thể. Thực phẩm này được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong bữa ăn hàng ngày bằng cách: rang, xay, hấp, vắt nước hoặc các món salad, súp.

4.5. Whey Protein

Trong nhiều năm gần đây, Whey protein là một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng. Trên thực tế, đây là phần chất lỏng của sữa được tách ra trong quá trình sản xuất phô mai. Thành phần của Whey protein có hai loại chính là casein chiếm 80% và whey chiếm 20%.

Sau khi được tách ra trong quá trình sản xuất phô mai, trải qua nhiều bước chế biến khác nhau để tạo thành whey protein dưới dạng một loại bột mà người dùng có thể sử dụng để ăn hàng ngày để cung cấp canxi và nhiều dưỡng chất khác. Do Whey protein không có vị nên nhà sản xuất thường bổ sung các hương vị như socola, vani, dâu tây để kích thích vị giác của người dùng. 

4.6. Các loại rau xanh

Trong bữa ăn hằng ngày, rau xanh là thực phẩm không thể thiếu. Ngoài việc cung cấp canxi, chúng còn đem lại nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ rất tốt cho răng miệng và sức khỏe, đặc biệt là súp lơ xanh, cải xoăn và các loại rau có màu xanh đậm. 

4.7. Thực phẩm bổ sung Canxi

Canxi có rất nhiều trong các loại thực phẩm khác nhau. Cụ thể, chúng có nhiều trong trứng, khoai lang, sò, nghêu, bí đỏ, tảo biển, … Với nguồn cung cấp canxi đa dạng, các bạn có thể cân đối, thay đổi thực đơn bữa ăn hàng ngày để tạo nên cảm giác ngon miệng cho bản thân và gia đình. 

4.8. Quả sung

Sung là một trong những loại quả có hàm lượng canxi rất cao. Bạn có thể sử dụng sung tươi hoặc tìm mua các loại sung sấy khô hay mứt sung để ăn. Không chỉ nhiều canxi, quả sung còn là phương thuốc nhuận tràng tự nhiên rất tốt.

Các loại thực phẩm nên ăn khi bị tụt canxi
Các loại thực phẩm nên ăn khi bị tụt canxi

5. Lưu ý khi chọn thực phẩm cho người cần cải thiện canxi huyết

Canxi có thể được nạp vào cơ thể qua thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như là hải sản, thịt, trứng, cá, rau củ quả, … Tuy nhiên, có một vấn đề là khó có thể kiểm soát chính xác hàm lượng canxi nạp vào từ những bữa ăn cũng như việc cân bằng các nhóm chất khác trong khẩu phần ăn. Mặt khác, trong bữa ăn, bạn cũng cần bổ sung thêm các loại rau xanh vì vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào xương. 

Thông thường, cơ thể chỉ nạp khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, đối với trẻ em, phụ huynh nên cho bé bổ sung canxi từ sữa, sữa chua và các chế phẩm của sữa để giúp phát triển chiều cao. Để giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi trong sữa chua, nên ăn sữa chua  trước khi đi ngủ.

Ngoài ra bạn có thể dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Magnesium + Calcium + D3 Doppelherz để bổ sung canxi cho cơ thể
Ngoài ra bạn có thể dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Magnesium + Calcium + D3 Doppelherz để bổ sung canxi cho cơ thể

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thực phẩm chức năng khác nhau. Với việc sử dụng thực phẩm chức năng, các bạn có thể kiểm soát lượng canxi bổ sung cho cơ thể tốt hơn cũng như loại bỏ được hết các chất gây dị ứng, kích thích cho cơ thể – điều mà bạn dễ gặp phải khi bổ sung canxi từ thực phẩm. Tuy nhiên, với thuốc và thực phẩm chức năng, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi sử dụng.

Canxi là một khoáng chất vô cùng quan trọng đối với mọi lứa tuổi. Do đó, để tránh việc mắc phải tình trạng tụt canxi huyết, bạn cần phải chú ý tìm hiểu rõ về tình trạng bệnh này. Mặt khác, việc bổ sung canxi qua bữa ăn hàng ngày cũng sẽ giúp cho bạn và gia đình có được sức khỏe tốt hơn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ.

 

 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo