Bé biếng ăn chậm lớn đang trở thành nỗi nỗi trăn trở của nhiều phụ huynh có con nhỏ. Tình trạng này kéo dài gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục vấn đề này là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này của Doppelherz.
1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng bé biếng ăn
Cha mẹ nên quan sát thời gian, lượng thức ăn, theo dõi cân nặng của bé để nhận biết sớm tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Sau đây là một số dấu hiệu bé biếng ăn mà cha mẹ nên lưu ý:
1.1. Thời gian mỗi bữa ăn kéo dài
Thời gian mỗi bữa ăn của bé có thể kéo dài hơn 30 phút, thậm chí là vài tiếng đồng hồ thay vì 15-20 phút như thông thường. Nếu thời gian ăn kéo dài quá lâu sẽ khiến thức ăn bị nguội, vữa nên bé rất khó ăn. Đồng thời, việc kéo dài thời gian bữa ăn khiến trẻ thêm mệt mỏi, khó chịu lâu dần gây ra tình trạng biếng ăn, chán ăn.
1.2. Bé có biểu hiện quấy nhiễu trong mỗi bữa ăn
Bé ngậm thức ăn không chịu nuốt, trốn tránh, khóc lóc mỗi khi đến bữa ăn. Thậm chí, có trường hợp bé chỉ cần nhìn thấy thức ăn là có phản xạ nôn trớ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn đang gặp tình trạng biếng ăn.
1.3. Lượng thức ăn mỗi ngày ít hơn so với khẩu phần ăn đạt chuẩn
Tùy theo khả năng hấp thu, thể chất mà mỗi bé sẽ có nhu cầu về năng lượng khác nhau. Tuy nhiên, nếu so sánh với số đông các bạn cùng tuổi mà lượng thức ăn bé nạp vào mỗi ngày ít hơn thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo bé đang biếng ăn.
1.4. Bé chỉ ăn một vài loại thức ăn
Theo tâm lý thích khám phá những điều mới mẻ thì những món ăn mới luôn có sức hấp dẫn với các bé. Vì thế, việc bé chỉ ăn một vài loại thức ăn, ví dụ như: chỉ ăn thịt, không ăn rau,…, không chịu thử các món ăn mới được xem là dấu hiệu của bé biếng ăn.
2. Nguyên nhân bé biếng ăn là gì?
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối: Khẩu phần ăn thiếu cân đối, chỉ tập trung ăn một số loại thực phẩm và không ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Điều này khiến trẻ bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, biếng ăn chậm lớn.
- Thói quen ăn uống sai cách: Nhiều phụ huynh cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như: laptop, ipad, điện thoại,… hoặc cho trẻ ăn rong. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ bị xao nhãng, thụ động trong ăn uống và tiêu hóa thức ăn.
- Trẻ thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh: Những thay đổi sinh lý của trẻ ở giữa những giai đoạn phát triển như: biết lật. mọc răng, biết đi,… cũng là nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ. Hoặc nếu trẻ bị mắc một số bệnh lý như: đau họng, viêm loét vùng miệng, đầy bụng, khó tiêu,… cũng khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn.
- Yếu tố tâm lý: Nhiều phụ huynh thường quát nạt, cáu gắt mỗi khi trẻ không ăn theo ý của mình.
3. Một số kiểu biếng ăn thường gặp ở trẻ
Sau đây là 3 kiểu biếng ăn thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ hãy lưu ý để đối chiếu với bé nhà mình nhé!
3.1. Trẻ biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp, trẻ tự nhiên biếng ăn khi bước vào các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể như: tập lẫy, tập bò, mọc răng,… Biếng ăn sinh lý thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn và ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, tránh để ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
3.2. Trẻ biếng ăn tâm lý
Biếng ăn tâm lý là tình trạng trẻ chán ăn, biểu hiện là thái độ không chịu hợp tác mỗi khi đến bữa ăn như: gào khóc, nôn trớ, chạy trốn,… Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ bị chậm tăng cân, thấp còi.
3.3. Trẻ biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn bệnh lý là tình trạng thường gặp khi trẻ bị ốm, mắc bệnh một số bệnh lý nào đó. Hậu quả là khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng, biếng ăn chậm lớn.
4. Làm cách nào cho trẻ hết biếng ăn?
Bé biếng ăn nên bổ sung gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm. Mẹ hãy cùng tham khảo những cách giúp trẻ hết biếng ăn sau đây nhé!
- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học: Ăn uống đúng giờ, hãy cho trẻ ăn bữa chính, bữa phụ vào những giờ giấc cố định. Đồng thời, bữa phụ nên cách xa bữa chính để trẻ có cảm giác đói, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
- Thực đơn cho trẻ biếng ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính: chất đường bột, protein, chất béo, vitamin và chất xơ. Thực phẩm cho bé biếng ăn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên cho trẻ ăn thực phẩm tái sống sẽ khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp ăn ngon miệng, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
- Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima để bổ sung L-lysine cùng các vitamin và khoáng chất cho bé biếng ăn, giúp bé ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Qua bài viết trên đây, Doppelherz mong rằng phụ huynh có thể hiểu rõ được nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng bé biếng ăn. Nếu muốn được tư vấn thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima, các mẹ hãy liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN