Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nhất là ở người trung niên và cao tuổi? Bạn biết gì về căn bệnh này? Cùng Doppelherz tìm hiểu nhé.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Bệnh tiểu đường tuýp 2, hay còn gọi là đái tháo đường type 2, là một bệnh lý mãn tính liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể do quá trình đề kháng insulin, nghĩa là cơ thể bạn không thể sử dụng insulin đúng cách hoặc insulin không thực hiện được chức năng của nó.
Hiểu một cách đơn giản, insulin là cầu nối đưa nguồn dưỡng chất quan trọng nhất trong cơ thể là glucose tới các tế bào để giúp chúng sản sinh ra năng lượng.
Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hoá insulin, glucose không được đưa đầy đủ đến các tế bào, các tế bào của bạn sẽ bị đói, đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu tăng cao.
Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng tạo thêm insulin để bù đắp cho phần thiếu hụt đó. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy không thể theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết luôn ở mức bình thường. Khi đó, glucose trong máu tăng quá cao sẽ gây ra bệnh đái tháo đường type 2 và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2
Tăng glucose trong máu trong thời gian dài có thể gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid, gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như tim và mạch máu, thận, mắt, hệ thần kinh và răng. Một số biến chứng đái tháo đường type 2 nguy hiểm bao gồm:
Biến chứng về tim mạch
Những biến chứng liên quan đến tim mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người bệnh đái tháo đường. Cụ thể, tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý về động mạch vành, huyết áp cao, cholesterol cao dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Biến chứng thận
Đái tháo đường type 2 gây tổn thương thành mạch máu ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hơn so với bình thường hoặc thậm chí là suy thận. Bệnh thận cũng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường hơn so những người không mắc. Do vậy, việc duy trì nồng độ glucose trong máu và huyết áp bình thường sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về thận.
Đau thần kinh ngoại vi
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra các tổn thương hệ thần kinh khắp cơ thể khi nồng độ glucose trong máu quá cao. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là tứ chi, đặc biệt là bàn chân và lòng bàn chân do cấu tạo thần kinh mạch máu ở đây khác biệt hơn các cơ quan khác. Tổn thương dây thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa, mất cảm giác ở chân. Các dấu hiệu này cực kỳ nguy hiểm và cần theo dõi sát sao bởi nó có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng phải cắt cụt chi.
Bệnh lý liên quan đến võng mạc mắt
Hầu hết những người bị đái tháo đường type 2 cũng sẽ phát triển một số bệnh về mắt gây suy giảm thị lực hoặc thậm chí là mù lòa. Tình trạng này có thể được phát hiện sớm và kiểm soát thông qua việc kiểm tra mắt thường xuyên đồng thời duy trì mức glucose máu và huyết áp ổn định, bình thường.
Các biến chứng trong thai kỳ
Glucose trong máu cao trong quá trình mang thai do tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến thai nhi bị thừa cân, gây khó khăn cho quá trình sinh nở và có thể chấn thương cho cả mẹ và bé, tăng nguy cơ hạ đường huyết đột ngột sau sinh có khiến trẻ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường sau này.
Triệu chứng của đái tháo đường type 2
Không như tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường diễn biến chậm với những triệu chứng không rõ ràng, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì vậy, rất nhiều người hoàn toàn không hề biết bản thân mắc đái tháo đường type 2 cho đến khi đi khám sức khỏe tổng quát. Một số triệu chứng của đái tháo đường type 2 phổ biến bao gồm:
Thường xuyên muốn đi tiểu
Tiểu nhiều vào ban đêm và đái dầm ở trẻ em cũng là 1 dấu hiệu của đái tháo đường type 2 cần lưu ý. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là bởi thận phải làm việc quá mức hơn bình thường để thải lượng glucose dư thừa trong cơ thể ra ngoài.
Luôn cảm thấy khát nước
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sẽ luôn cảm thấy khát và háo nước. Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng tiểu nhiều do việc đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn, vì vậy người bệnh sẽ luôn cảm thấy khát, cần phải uống nước nhiều hơn nhưng vẫn không chấm dứt được triệu chứng khó chịu này.
Thường xuyên cảm thấy đói
Triệu chứng của đái tháo đường type 2 này liên quan đến việc rối loạn chức năng của hormone insulin trong cơ thể. Bình thường, insulin có nhiệm vụ đưa glucose (đường) trong máu đến các tế bào để tạo ra năng lượng. Khi hormone insulin bị suy giảm hoặc cơ thể đề kháng insulin, chức năng này sẽ bị suy yếu. Hậu quả là lượng đường trong máu tăng cao so với bình thường nhưng các tế bào lại không có hoặc không đủ đường để sử dụng. Vì thế mà cơ thể luôn trong tình trạng đói và thiếu năng lượng, đòi hỏi chúng ta tiếp tục nạp đường vào cơ thể.
Cơ thể luôn khó chịu, mệt mỏi
Tình trạng khó chịu, mệt mỏi thường xuyên kéo dài dù không vận động quá sức cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của đái tháo đường type 2. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu năng lượng do rối loạn hormone insulin dẫn đến việc các tế bào không nhận đủ lượng đường cần thiết để tạo ra năng lượng. Ngoài ra, mất nước cũng góp phần khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Suy giảm thị lực
Suy giảm thị lực thường là glucose trong máu cao gây do tổn thương các mạch máu ở võng mạc. Tuy nhiên dấu hiệu này ở giai đoạn sớm của bệnh thường khá mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác về mắt.
Bác sĩ có thể phát hiện sớm sự bất thường của các mạch máu tại võng mạc thông qua thăm khám và soi đáy mắt. Vì vậy, để phát hiện sớm và kịp thời các vấn đề về mắt có liên quan đến đái tháo đường, bạn cần thăm khám thường xuyên.
Dễ bị nhiễm trùng
Bệnh tiểu đường tuýp 2 khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường. Tình trạng nhiễm trùng da thường kéo dài, khó chữa trị và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần như nhọt, lở loét. Ngoài ra người bị đái tháo đường type 2 còn dễ gặp phải các tình trạng nhiễm trùng khác như nhiễm trùng đường tiểu, viêm tiết niệu, viêm đường hô hấp,…
Tê bì, ngứa ran đầu ngón tay, ngón chân
Tê ngứa, nóng rát như kiến bò ở đầu ngón tay và ngón chân là hậu quả của việc các dây thần kinh bị tổn thương khi lượng glucose trong máu quá cao.
Tăng cân không rõ lý do
Tình trạng sụt cân rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Ngược lại, với người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì triệu chứng phổ biến là tăng cân nhanh không rõ lý do, béo phì, tích tụ mỡ vùng bụng, tay chân và nội tạng.
Vết thương lâu lành
Lượng glucose trong máu tăng cao không chỉ làm cản trở lưu thông tuần hoàn máu mà còn gây tổn thương thành mạch máu và thần kinh. Do vậy người bệnh thường khó phát giác các vết thương nhỏ mới xuất hiện do tình trạng suy giảm cảm giác đau.
Hậu quả là các vết thương trở nên lâu lành hơn do lưu thông máu kém kết hợp với không được chăm sóc sớm. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến các vết thương, vết lở loét khó điều trị dứt điểm.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã đưa ra một số khuyến nghị về việc điều chỉnh độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 như sau:
- Chuyển sang uống nước lọc, cà phê hoặc trà thay vì nước ép các loại trái cây có chứa nhiều đường, nước ngọt hoặc các loại đồ uống có đường khác.
- Ăn nhiều rau và trái cây tươi mỗi ngày, tuy nhiên nên hạn chế trái cây có nhiều đường như mía, vải, dưa hấu,…
- Sử dụng sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn.
- Chọn thịt trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay cho thịt đỏ hoặc các loại thịt chế biến sẵn.
- Dùng bơ đậu phộng thay vì socola hoặc các loại mứt trái cây.
- Sử dụng bánh mì, gạo và mỳ nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống.
- Ưu tiên sử dụng các loại dầu ô liu, dầu ngô, dầu canola hoặc dầu hạt hướng dương có chứa nhiều chất béo không no thay vì bơ, dầu dừa hoặc dầu cọ trong chế biến món ăn.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
Một số phương pháp luyện tập thể dục hiệu quả cho người bị đái tháo đường type 2 bao gồm:
- Đi bộ ít nhất 150 phút mỗi tuần, tương đương 30 phút mỗi ngày và không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp
- Tập các bài tập kháng lực như nâng tạ ít nhất 2-3 lần/tuần
- Người già và người đang gặp các bệnh lý về xương khớp có thể chia các bài tập ra thành nhiều lần để tập trong ngày.
Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hoà đường huyết
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều hoà và ổn định đường huyết, nổi bật trong số đó là sản phẩm Cinnamon + Vitamins đến từ thương hiệu Doppelherz nổi tiếng của Đức. Với các thành phần chính bao gồm:
- Chiết xuất quế: Là loại dược liệu đã được sử dụng từ lâu trong Đông y để kháng viêm, chống oxy hóa, ổn định lượng đường huyết trong máu.
- Kẽm: Là dưỡng chất cần thiết cho quá trình hoạt động và phát triển của não bộ, giúp hình thành các chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện trí não, ngăn ngừa các bệnh lý thoái hóa thần kinh.
- Chromium: Là thành phần quan trọng giúp ổn định đường huyết. Khi có thể bịt hiếu chrome, hàm lượng chất béo tốt sẽ bị giảm xuống lượng mỡ tăng cường tích tự trong cơ thể nên làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Bổ sung đủ chrome cho cơ thể giúp giảm thiểu đường huyết dư thừa, phòng ngừa ứng nguy cơ biến chứng tại mắt và các cơ quan của bệnh đái tháo đường.
- Các vitamin nhóm B: Tham gia vào quá trình hình thành hệ thống thần kinh, ngăn ngừa các bệnh lý về hệ thần kinh như alzheimer, suy giảm trí nhớ, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, ngăn ngừa sỏi thận,…
Nhờ đó, Cinnamon + Vitamins Doppelherz Aktiv sẽ giúp:
- Tăng cường và nâng cao sức khỏe thể chất
- Bổ sung các nguyên tố vi lượng và vitamin cần thiết cho người bị đái tháo đường type 2.
- Hỗ trợ ổn định đường huyết.
- Phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh tiểu đường tuýp 2. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh để ngăn ngừa sớm căn bệnh phổ biến này nhé.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN