Hiện nay, con người phải đối mặt với rất nhiều loại vi rút gây bệnh với khả năng lây truyền cao. Do đó, tăng cường sức đề kháng mỗi ngày sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe lâu dài. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ chia sẻ với mọi người những bí quyết giúp tăng sức đề kháng tốt nhất.
1. Thiết kế thực đơn thông minh giúp tăng cường sức đề kháng
Một số điều các bạn cần phải lưu ý khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng thông minh để tăng cường sức đề kháng là:
– Chọn thực đơn dinh dưỡng hợp lý, cần phải đẩy đủ chất đường, đạm, mỡ và rau xanh.
– Hạn chế ăn những chất béo có nguồn gốc từ động vật.
– Cân bằng các loại đậu đỗ, cá và những thực vật có củ.
– Không thể thiếu những vi khoáng và vitamin trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.
– Tăng cường bổ sung các loại hoa quả và rau củ an toàn.
2. Hãy ăn những chất béo tốt có nguồn gốc từ thực vật
Để tăng đề kháng cho cơ thể, các bạn nên ăn những chất béo có nguồn gốc thực vật là Omega-3. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu hạt cải, dầu ô liu và hạt điều được xếp vào danh sách những loại chất béo tốt nhất.
Hơn nữa, một số loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá sardine cũng rất giàu axit béo omega-3. Bên cạnh đó, omega-3 còn có trong hạt dẻ Italia, hạt bí ngô,…
3. Ăn chậm và nhai kỹ là biện pháp giúp tăng sức đề kháng
Các bạn hãy cố gắng ăn chậm và nhai kỹ trong mỗi bữa ăn. Bởi vì nếu ăn quá nhanh, cơ thể chúng ta không tiết ra kịp đủ men tiêu hoá nên sẽ không tiêu hóa tốt được thức ăn. Hậu quả là nhiều thành phần dinh dưỡng không được cơ thể hấp thụ nên có thể cũng bị thiếu chất.
4. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp tăng sức đề kháng
Lối sống thoải mái và vô tư có ý nghĩa rất lớn với phong độ sức đề kháng của cơ thể. Những người có thái độ lạc quan và tích cực với cuộc sống rất hiếm khi mắc bệnh lây nhiễm. Hơn nữa, họ cũng có sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn.
5. Chăm gặp gỡ bạn bè sẽ giúp tăng cường đề kháng
Những người có mối quan hệ rộng rãi sẽ tự xoay sở tốt hơn so với trường hợp bị cảm cúm. Bên cạnh đó, họ cũng có sức đề kháng tốt hơn khi đối mặt với căng thẳng, stress trong cuộc sống. Một nghiên cứu khoa học ở Mỹ đã khẳng định rằng, hệ miễn dịch của người ưa hoạt động sẽ cao hơn 20% so với người sống khép mình và ít quan hệ xã hội.
6. Đi bộ nhiều hơn sẽ giúp tăng cường sức đề kháng
Hoạt động thể dục thể thao giúp phát huy công dụng cải thiện chức năng của hệ miễn dịch. Những người chăm hoạt động thể chất rất ít khi ốm đau và hồi phục sức khỏe cũng nhanh hơn so với trường hợp không may mắc bệnh. Tốt nhất là các bạn nên đi bộ được 30 phút/ ngày. Vận động và hít thở hợp lý sẽ giúp cơ thể đào thải những chất độc hại.
7. Luôn tươi cười sẽ giúp tăng sức đề kháng
Nụ cười sẽ phát huy tác dụng tích cực với hệ miễn dịch theo 3 cách. Đó là giải phóng các cảm xúc tích cực sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng những tế bào đề kháng. Cười sẽ làm rung động cơ hoành nên phổi được cung cấp lượng không khí nhiều gấp ba so với bình thường.
Khi cười não bộ sẽ no oxy và bắt đầu sản xuất endorfin – hợp chất chống viêm nhiễm tự nhiên. Do đó, các bạn hãy luôn tươi cười để được bảo vệ gấp đôi chống lại nguy cơ nhiễm bệnh.
8. Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Nếu làm việc liên miên không nghỉ và cơ thể mệt mỏi, các bạn cũng cảm thấy hậu quả ngay, cũng như có thể nhiễm bệnh bất kỳ lúc nào. Nỗ lực chống đỡ sự mệt mỏi sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể càng suy yếu thêm.
Do đó, các bạn nên làm việc có kế hoạch và có thời gian thư giãn nhất định mỗi ngày, nhất là giờ nghỉ trưa. Thiếu ngủ sẽ làm suy yếu khả năng đề kháng của con người nên sức đề kháng sẽ sản xuất ít kháng thể hơn. Vì vậy, các bạn nên ngủ đủ 6 – 8 giờ/đêm và 30 phút vào buổi trưa/ ngày.
Trước khi đi ngủ, mọi người nên tránh ăn uống và tập thể dục vì điều này có thể gây khó ngủ. Bên cạnh đó, các bạn nên ngủ ở tư thế thoải mái và nhiệt độ không nên để quá nóng hay quá lạnh vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
9. Giảm stress sẽ giúp tăng cường sức đề kháng
Sức đề kháng của con người gắn liền với hệ thần kinh nên khi bị stress, cơ thể tiết ra hormone stress, trong đó bao gồm cortizol. Stress kéo dài sẽ làm giảm thiểu khả năng mẫn cảm và tính hiệu quả của sức đề kháng. Đi bộ và thở khí công hay tập luyện thể thao chính là những cách thức hoá giải stress tuyệt vời.
10. Bỏ thuốc lá sẽ giúp tăng sức đề kháng
Hút thuốc lá chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau, trong đó có ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất hóa học và khoảng 70 chất là tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Hút thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng sự nghèo đói. Khi hút thuốc lá, trong cơ thể sẽ xuất hiện các thành phần tự do nên khả năng tự vệ của con người bị suy yếu vì liên tục phải vô hiệu hoá những thành phần tự do.
11. Không lạm dụng rượu bia là cách giúp tăng sức đề kháng
Rượu bia sẽ làm tiêu diệt vitamin dự trữ trong cơ thể và là nhân tố làm suy giảm chức năng của sức đề kháng. Do đó, các bạn chỉ nên uống tối đa một ly rượu vang hoặc 50cc rượu mạnh mỗi ngày. Bởi vì việc lạm dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.
12. Bổ sung vitamin và vi khoáng giúp tăng cường sức đề kháng
Cơ thể con người cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là một số loại vitamin và vi khoáng như:
– Đồng vì nhờ nguyên tố vi lượng này, bạch cầu có thể tiêu diệt được mọi kẻ thù của cơ thể. Các loại thực phẩm giàu đồng là đậu đỗ, sò huyết, hạt bí đỏ, lạc vừng, socola…
– Các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, cây có củ, thịt,…
– Axit folic và vitamin B12 giúp kiểm soát quá trình tạo ra bạch cầu trong tủy xương. Axit folic có trong đậu đỗ đã nấu chín, rau chân vịt, rau xanh lá nhọn,… Vitamin B12 có nhiều trong thịt bò nạc, các sản phẩm chế biến từ thịt và trứng gà.
– Vitamin A có trong bơ, thịt (nhất là gan), pho mát, sữa béo,…
– Vitamin E giúp hỗ trợ hệ miễn dịch trong cuộc chiến chống lại các thành phần tự do. Các loại thực phẩm giàu vitamin E nên bổ sung mỗi ngày là lạc, hạt hướng dương, dầu thực vật, mầm lúa mạch, dầu cá,…
– Vitamin C giúp tăng cường sức mạnh bạch cầu giúp tiêu diệt kẻ thù của cơ thể và có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Vitamin C còn có trong nhiều loại rau củ và trái cây như chanh, cam, quýt, bưởi. Tuy nhiên, vitamin C dễ bị phá hủy khi bảo quản và chế biến thức ăn nên các bạn hãy bổ sung thêm bằng các thực phẩm chức năng an toàn như A-Z Fizz.
Qua bài viết trên đây của Doppelherz, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ những cách tăng cường sức đề kháng tốt nhất. Nếu muốn tìm hiểu thêm về viên sủi A-Z Fizz giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ nâng cao sức khỏe, các bạn hãy gọi ngay cho Doppelherz theo số hotline: 18001770.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN