5C sủi là vitamin C dạng viên nén có tính chất sủi hòa tan trong nước. Bên cạnh việc nạp vitamin C thông qua thực phẩm, các loại trái trái cây giàu vitamin C, chúng ta còn có thể bổ sung vitamin C thông qua việc sử dụng viên C sủi. Ngoài ra, C sủi còn được sử dụng như một loại nước uống nhằm giải khát, đặc biệt vào những thời điểm nắng nóng. Vậy nên uống C sủi vào lúc nào và uống C sủi nhiều có tốt không?
1. Những đặc tính của C sủi
C sủi là một dạng thuốc sủi bọt khi thả vào nước viên sẽ sủi bọt mạnh và tan hoàn toàn trong nước tạo thành một dung dịch dễ uống. Thành phần một viên C sủi hiện nay thường chứa khoảng 1g vitamin C, cao gấp 16 lần nhu cầu khuyến cáo hàng ngày.
Ngoài ra, trong thành phần C sủi cũng có thêm một số thành phần thuốc có tác dụng giúp cơ thể giảm mệt mỏi, tỉnh táo hơn.
Chất tạo sủi trong C sủi là hợp chất natri bicacbonat có tính kiềm, khi chất này tương tác với vitamin C (acid ascorbic) và hòa tan trong nước sẽ tạo nên muối ăn và bọt khí CO2, cùng một số thành phần dược khác giúp đẩy nhanh quá trình hòa tan trong nước và tăng cường khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.
C sủi có khả năng hấp thu vào dạ dày và máu nhanh nhanh và nhiều hơn hẳn dạng viên nén cũng như bổ sung qua thực phẩm thông thường. Vì thế, chúng rất phù hợp với những người có hấp thu kém, khó nuốt như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
2. Uống C sủi vào thời điểm nào là tốt nhất?
Trong trường hợp sức khỏe hoàn toàn bình thường, cơ thể có thể hấp thu vitamin C từ thực phẩm dễ dàng, bạn chỉ nên thỉnh thoảng mới sử dụng C sủi trong trường hợp cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt vitamin C hoặc cần tăng cường miễn dịch lúc nhiễm cảm cúm.
Thời điểm bạn nên uống C sủi tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn no, bởi nếu uống C sủi vào lúc đói có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn, còn nếu sử dụng vào buổi tối cũng có thể gây ra một số biểu hiện kích thích nhẹ.
3. Tác dụng của vitamin C đến cơ thể người
Vitamin C là một trong những vi chất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt rất cần thiết trong việc hỗ trợ các chức năng quan trọng của các bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể con người lại không có khả năng tự sản xuất ra vitamin C như động vật.
Thiếu hụt vitamin C khiến cơ thể phải đối mặt với những nguy cơ như bị chảy máu cam, máu khó đông, vết thương khó lành, dễ bị chảy máu chân răng, sức đề kháng kém, dễ nhiễm cảm cúm, sốt phát ban, tốc độ lão hóa nhanh… Những tác dụng chính của Vitamin C đối với cơ thể bao gồm:
- Hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch cũng như sản sinh năng lượng của cơ thể.
- Trung hòa và đào thải ra ngoài các độc tố có trong cơ thể.
- Hỗ trợ tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, nâng cao khả năng hấp thụ các vi chất quan trọng như canxi, sắt cho cơ thể giữ được khỏe mạnh.
- Bảo vệ thành mạch máu tránh khỏi những yếu tố gây nguy hiểm.
- Là chất xúc tác của các hệ thống enzyme giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, chống oxy hóa, chống lại quá trình lão hóa.
- Tăng cường khả năng sản xuất collagen, protein… trong cơ thể, giúp làn da sáng và mịn màng hơn.
4. Cơ thể cần bao nhiêu vitamin C?
Vitamin C là một vi chất rất cần thiết trong cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C dù nhẹ cũng đã gây ra một số tình trạng như nổi nhiệt, da xấu, móng tay khô, dễ gãy, đứt… Tuy nhiên, việc nạp vitamin C thừa cũng gây ra nhiều nguy cơ không an toàn cho cơ thể.
Cụ thể, hàm lượng vitamin C giới hạn cho cơ thể người tùy theo từng độ tuổi như sau::
- Từ 1 – 3 tuổi: 400mg
- Từ 4 – 8 tuổi: 650mg
- Từ 9 – 13 tuổi: 1.200mg
- Từ vị thành niên trên 14 tuổi: 1.800mg
5. Dư thừa Vitamin C ảnh hưởng như thế nào?
Trong trường hợp dư thừa vitamin C, cơ thể sẽ gặp phải những nguy cơ bao gồm:
- Dư thừa hàm lượng sắt chuyển hóa sẽ gây hại đến cơ thể, song song đó là khả năng hấp thu đồng, niken giảm sút. Gây yếu, chậm phát triển, dễ biến dạng xương.
- Tăng nguy cơ viêm kết mạc, nguy cơ bị đục thủy tinh thể tăng gấp 20 lần.
- Hồng cầu dễ bị phá vỡ, suy giảm chức năng của bạch cầu.
- Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt trong các tháng đầu bị dư thừa vitamin C làm tăng tỉ lệ dị tật thai nhi.
- Tăng Acid Oxalic (một sản phẩm chuyển hóa của vitamin C) có thể gây ra sỏi tiết niệu, sỏi thận.
- Gây kích thích nhẹ, khó ngủ, ngủ không sâu.
- Rối loạn tiêu hóa, gây chảy máu dạ dày hoặc tiêu chảy.
- Dư thừa Vitamin C quá nhiều còn có thể gây tổn hại đến gen, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, xơ vữa động mạch, thấp khớp…
Qua bài viết này, hi vọng các bạn đã hiểu thêm về việc uống C sủi có tác dụng gì cũng như cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN