Giải đáp thắc mắc: Trẻ biếng ăn sinh lý phải làm sao?

Giải đáp thắc mắc: Trẻ biếng ăn sinh lý phải làm sao?

Trẻ biếng ăn sinh lý phải làm sao là điều được các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm. Bởi vì nếu không khắc phục kịp thời được tình trạng này, bé sẽ sụt cân và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển về sau. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ giúp bố mẹ biết cách để giúp con yêu mau chóng vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn sinh lý là gì?

Một số biểu hiện cho thấy trẻ biếng ăn sinh lý là:

1.1. Trẻ bỗng nhiên lười ăn

Bỗng nhiên lười ăn là dấu hiệu đầu tiên và rõ rệt nhất khi bé biếng ăn sinh lý. Lúc này, trẻ chỉ có thể ăn một vài thìa hoặc gần như là không muốn ăn bất kỳ thứ gì, kể cả các món mà trẻ khoái khẩu.

1.2. Trẻ ngậm đồ ăn và lười nuốt

Khi ăn, bé thường có thái độ không hợp tác và ngậm đồ ăn rất lâu trong miệng. Thậm chí, trẻ còn quấy khóc và phun thức ăn ra ngoài. Không chỉ vậy, bữa cơm còn có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ trong sự chán nản của cả hai mẹ con.

1.3. Trẻ nghịch ngợm và không tập trung vào việc ăn uống

Ở giai đoạn bắt đầu tập lẫy, tập bò, tập đứng, tập đi,… bé rất thích khám phá những điều mới mẻ từ môi trường xung quanh. Do đó, nhiều trẻ thường không chịu ngồi yên trong giờ ăn. Một số bé còn hiếu động và mải chơi đến mức quên ăn hoặc có ăn cũng không tập trung, thậm chí phớt lờ khi bố mẹ bón cơm.

Khi gặp phải chứng biếng ăn sinh lý, sức khỏe của con gần như không bị ảnh hưởng và cân nặng, chiều cao vẫn duy trì ở mức độ ổn định. Khi cơ thể đã thích nghi được với các giai đoạn chuyển đổi, bé sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần phải lưu ý vì có nhiều trường hợp tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể kéo dài quá 1 tháng. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về sau của con.

Trẻ biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp hiện nay và khiến các ông bố, bà mẹ rất đau đầu
Trẻ biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp hiện nay và khiến các ông bố, bà mẹ rất đau đầu

2. Giải đáp thắc mắc: Trẻ biếng ăn sinh lý phải làm sao?

Ở giai đoạn biếng ăn sinh lý, trẻ vô cùng lười ăn mặc dù bố mẹ có dỗ dành, chịu khó đổi món hoặc dọa nạt. Thời kỳ này đòi hỏi các bạn phải kiên nhẫn khi cho cho con ăn và thường xuyên làm những món mới để xem bé thích món nào.

Kể cả bé có ăn ít trong giai đoạn thay đổi sinh lý, phụ huynh cũng không cần phải lo lắng và căng thẳng. Bởi vì khi vượt qua khoảng thời gian này, con sẽ ăn ngon miệng trở lại.

Khi xác định trẻ mắc chứng biếng ăn sinh lý, bố mẹ đừng cấm con chơi đùa mà hãy tạo những trò chơi với các loại thực phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên cho bé tham gia vào công cuộc chuẩn bị đồ ăn, để trẻ cảm thấy thích thú khi tận hưởng thành quả do chính bản thân mình tạo ra.

Một số giải pháp khác giúp trẻ mau chóng vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý mà bố mẹ nên biết là:

2.1. Đối với việc chuẩn bị thức ăn cho trẻ biếng ăn sinh lý

– Với những trẻ thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng và không chịu nuốt, bố mẹ có thể chế biến thức ăn ở dạng nhuyễn, hơi lỏng. Sau đó chuyển dần sang dạng sệt rồi đến cơm nát.

– Nên chia nhỏ bữa ăn của con để giảm bớt lượng thức ăn mà trẻ phải ăn trong mỗi bữa. Điều này sẽ giúp bé không cảm thấy ngán mà vẫn bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên để ý khẩu phần ăn của trẻ và có thể bé đã ăn quá nhiều nên lười ăn dần khi đã đủ no.

– Khai thác thêm khẩu vị của trẻ và thường xuyên thay đổi món ăn, chế biến những món ăn lạ miệng để kích thích sự ham ăn ở bé. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần phải lưu ý một điều là nên chế biến những món dễ ăn cho con.

– Cho bé ăn xen kẽ những món ăn khác nhau và mỗi món một ít lần lượt để con cảm thấy lạ miệng và ăn ngon hơn.

2.2. Đối với tâm lý của trẻ biếng ăn

– Bố mẹ có thể trang trí món ăn của trẻ đẹp mắt và tạo nên một câu chuyện thật thú vị. Đồng thời, tạo thành khoảng thời gian vui vẻ, vừa ăn vừa nói chuyện giữa bố mẹ và con cái. Sự bắt mắt và những câu chuyện thú vị sẽ kích thích sự ăn ngon của bé.

– Các bạn nên khuyến khích, khen ngợi và động viên trẻ ăn.

– Nên tập cho con thói quen tự xúc ăn để bé chủ động hơn trong việc nhai và nuốt thức ăn.

– Hạn chế việc cho trẻ đi ăn rong, xem iPad, TV, điện thoại trong bữa ăn chính vì điều này sẽ làm giảm sự tập trung của con vào thức ăn.

– Bố mẹ nên kiên nhẫn và chấp nhận chứng biếng ăn sinh lý của con, tránh việc thúc ép trẻ ăn hoặc dọa nạt bé. Bởi vì điều này có thể gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý rất khó chữa về sau.

Trẻ biếng ăn sinh lý phải làm sao là thắc mắc chung của những người làm cha mẹ
Trẻ biếng ăn sinh lý phải làm sao là thắc mắc chung của những người làm cha mẹ

2.3. Đối với những trẻ chỉ uống sữa và bỏ ăn

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho những hoạt động của cơ thể. Vào khoảng thời gian này, sữa chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng phụ.

Mỗi ngày, cơ thể trẻ cần được nạp khoảng 700kcal. Nếu bé chỉ uống sữa mà bỏ ăn thì năng lượng nạp vào cơ thể chỉ khoảng 450kcal. Do đó, bố mẹ cần phải tìm cách bổ sung thêm những nguồn thực phẩm khác cho con để lấp đầy năng lượng bị thiếu hụt. Bởi vì nếu không, trẻ sẽ bị còi xương và suy dinh dưỡng.

Đó là lý do tại sao khi gặp phải trường hợp này, các bạn có thể nấu bột gạo hoặc những loại ngũ cốc dinh dưỡng rồi trộn chung với sữa. Tuy nhiên, chỉ nên nấu lỏng giống như sữa để con chịu uống. Đây cũng là cách để bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng cho bé hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ nên tìm ra những loại thực phẩm khác, phù hợp khẩu vị của con để trẻ chịu ăn.

2.4. Đối với những trẻ ngậm thức ăn trong miệng và không chịu nuốt

Khi con gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên nấu thức ăn mềm và hầm nhừ để tạo cảm giác dễ nuốt cho bé. Ngoài ra, các bạn cũng nên thay đổi thức ăn thì thịt sang cá, tôm, đậu, trứng, sữa,… để bổ sung thêm hàm lượng đạm cho trẻ và tạo vị lạ miệng, đồng thời kích thích con ăn ngon. Khi bé nhai và nuốt thức ăn, phụ huynh nên cổ vũ để tạo động lực, cũng như niềm vui cho trẻ.

Bố mẹ nên nấu thức ăn mềm và hầm nhừ để tạo cảm giác dễ nuốt cho bé
Bố mẹ nên nấu thức ăn mềm và hầm nhừ để tạo cảm giác dễ nuốt cho bé

2.5. Đối với những trẻ bỏ bữa

Nếu tình trạng bỏ bữa của trẻ không xảy ra thường xuyên, bố mẹ hãy dũng cảm cắt phần ăn đó đi để dành cho bữa sau. Đồng thời duy trì lịch ăn cố định, chứ tuyệt đối không được chiều theo ý muốn muốn của bé. Khi nhịn một bữa, con sẽ cảm thấy đói bụng và ăn ngon miệng hơn vào bữa sau.

2.6. Đối với những trẻ nôn trớ khi ăn uống

Nếu như trẻ vẫn bị nôn trớ khi ăn mặc dù đã quá 12 tháng tuổi, bố mẹ cần phải đưa con đi khám bác sĩ. Bởi vì rất có thể bé đang mắc phải căn bệnh nào đó nên việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, các bạn cũng nên chế biến những món mềm và dễ nuốt, cho trẻ ăn ít một để tránh bị nghẹn.

Tóm lại, biếng ăn sinh lý là một tình trạng thường gặp ở trẻ em. Vì vậy, bố mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý và kiến thức để biết trẻ biếng ăn sinh lý phải làm sao. Từ đó, không cảm thấy lúng túng và bỡ ngỡ khi con yêu đến giai đoạn này.

Theo các chuyên gia, nếu bé gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý, các bạn chỉ cần cung cấp cho con đầy đủ chất dinh dưỡng và đừng hoảng hốt khi trẻ ăn ít ăn so với bình thường. Bởi vì qua thời kỳ này, con sẽ ăn ngon trở lại nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Nếu muốn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và phát triển khỏe mạnh, các bạn hãy liên hệ ngay với Kinder Optima theo số hotline: 18001770 để được chuyên gia tư vấn thêm về sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima nhé!

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo