Hệ thống miễn dịch được xem như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài, giúp bạn hạn chế bệnh tật và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên lại rất ít người thực sự biết về nó. Cùng Doppelherz tìm hiểu hệ miễn dịch là gì, vai trò của hệ miễn dịch cũng như cách tăng cường miễn dịch cho cơ thể nhé.
Hệ thống miễn dịch là gì?
Trong tiếng Anh, hệ thống miễn dịch được gọi là “Immune System”, dùng để chỉ một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các mô, tế bào đặc biệt, protein và các cơ quan trong cơ thể. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại virus, vi khuẩn và các vi sinh vật có hại khác trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng nhất của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, có tác dụng tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm – “những kẻ xấu” có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Hệ thống miễn dịch tập trung tấn công vào những yếu tố gây bệnh cho cơ thể thông qua một loạt quá trình được gọi là phản ứng miễn dịch.
Khác với hệ thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn rất nhiều và nằm rải rác ở khắp các nơi trong cơ thể con người, bao gồm:
- Amidan
- Cơ quan tiêu hóa
- Tủy xương
- Da
- Hạch bạch huyết
- Lá lách
- Lớp niêm mạc bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục
Việc phân bổ rải rác ở nhiều vị trí khác nhau như vậy giúp hệ thống miễn dịch cấu thành các mô và tế bào, cũng như giúp phát hiện, bảo vệ và duy trì sức khỏe cho toàn bộ cơ thể.
Vai trò của hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch được xem là hàng rào phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, những tác nhân bên ngoài khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,… Chúng có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Nhờ có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ có thể ngăn chặn và tiêu diệt các vi khuẩn có hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Cụ thể, vai trò của hệ miễn dịch được thể hiện như sau:
- Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ cơ thể con người bằng cách tạo ra một hàng rào vững chắc giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các mầm bệnh có nguy cơ gây hại cho con người xâm nhập vào cơ thể.
- Trong trường hợp vi khuẩn gây bệnh có thể vượt qua hàng rào miễn dịch, hệ miễn dịch sẽ lại tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu nhằm tấn công và tiêu diệt những nhân tố gây bệnh này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ chúng trước khi chúng bắt đầu xâm nhập sâu hơn và gây tổn thương cho cơ thể.
- Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ này của cơ thể sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động hơn nữa để kìm hãm, không cho mầm bệnh phát triển xa hơn.
Sự đa năng của hệ miễn dịch giúp chúng nhận ra gần như toàn bộ các mầm mống gây bệnh và có nguy cơ gây bệnh khác nhau đồng thời làm mọi cách cần thiết để loại bỏ hoặc giảm tác động của những yếu tố gây bệnh này. Nếu hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt, cơ thể có thể ngăn chặn tất cả các vấn đề về sức khỏe, từ cảm cúm thông thường cho đến bệnh ung thư.
Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn khi chúng ta già đi. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài có thể tấn công, dẫn tới cơ thể nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều và bệnh tật thường xuyên hơn.
Cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Để tăng hệ miễn dịch thực chất không hề khó. Việc duy trì những thói quen sống lành mạnh có thể giúp cải thiện chức năng và tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên hết sức hiệu quả.
Tập thể dục
Tập thể dục là một trong những biện pháp giúp tăng cường và cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch hiệu quả nhất. Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải mà còn làm suy giảm và sức đề kháng. Thực tế, bạn không cần tập quá nặng hay tập cường độ cao trong thời giản dài. Chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, chạy bộ, nhảy dây,… cũng giúp kích thích cơ thể giải phóng ra hormone endorphin và thúc đẩy các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, từ đó làm giảm đau, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cho giấc ngủ ngon hơn, từ đó giúp tăng hệ miễn dịch.
Ăn uống lành mạnh – cách tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả
Việc thừa cân không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn kéo theo sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể con người giảm đi đáng kể. Do đó, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý đóng vai trò hết sức quan trọng giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện sức đề kháng. Bên cạnh các loại rau có lá màu xanh và trái cây giàu vitamin, hành, tỏi, gừng và một số loại nấm khác cũng có công dụng kháng vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp ngăn chặn các tế bào trong cơ thể không bị tổn hại và suy yếu dần đi theo thời gian. Trong khi đó, thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn bình thường. Một giấc ngủ đủ và sâu được xem như liều thuốc chữa bệnh hữu hiệu đối với cơ thể con người.
Kiểm soát căng thẳng, stress
Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, não bộ sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline. Các hormone này có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch. Tình trạng căng thẳng trong một thời gian dài cũng dễ dẫn tới chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc khiến con người dễ mắc các bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thử thiền hoặc tập yoga, vừa để cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời cũng là một cách tăng cường hệ miễn dịch rất tốt.
Không lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích
Uống rượu bia với liều lượng thích hợp đã được chứng minh có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích khác sẽ khiến cơ thể không sản sinh ra tế bào bạch cầu mới, suy giảm chức năng của các tế bào cũ, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ thống miễn dịch tự nhiên.
Luôn lạc quan, vui vẻ
Khoa học đã chứng minh những người luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống thường có xu hướng khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt hơn. Cụ thể, người có tinh thần lạc quan, luôn giữ trạng thái vui vẻ sẽ ít bị căng thẳng hơn, có giấc ngủ tốt hơn, bảo vệ toàn diện các cơ quan trong cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào từ bên ngoài.
Tránh lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh
Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể. Ở nồng độ thấp, kháng sinh không gây hại cho cơ thể. Nhưng nếu bạn lạm dụng kháng sinh với liều lượng cao sẽ khiến cả các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt, gây ra tình trạng kháng thuốc và làm suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể do bị phụ thuốc thuốc.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng, khi bạn mắc bệnh, thay vì để hệ thống miễn dịch làm việc mà nó phải làm là tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ cơ thể, bạn lại dùng thuốc kháng sinh – một giải pháp can thiệp nhân tạo để thay thế nó.
Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà nó diệt cả vi khuẩn có lợi và bào mòn các kháng thể tự nhiên trong cơ thể. Khi những tế bào này đã chết, khả năng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch sẽ giảm xuống.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về hệ miễn dịch là gì, vai trò của hệ miễn dịch cũng như cách tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN