Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Một số bệnh lý huyết áp thường gặp?

Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Một số bệnh lý huyết áp thường gặp?

Đo huyết áp là việc làm hết sức cẩn thiết để kiểm soát sức khỏe cho chính chúng ta. Các thông số này sẽ cho bạn biết bạn thuộc mức huyết áp bình thường, huyết áp thấp hay huyết áp cao. Vậy bạn có biết mức huyết áp bình thường là bao nhiêu? Bài viết này của Doppelherz sẽ giải đáp giải đáp câu hỏi này. 

Giải đáp chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? 

Thông thường, khi bạn muốn tìm hiểu về thông tin chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường, bạn sẽ nhận được nhưng tư vấn như sau:

Về các số đo chỉ số huyết áp người bình thường, bao gồm có 2 trị số đó là: huyết áp tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Để xác định xem chỉ số huyết áp của bạn có chuẩn hay không thì cần phải căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán chỉ số huyết áp bình thường.

  • Huyết áp bình thường: Với người bình thường, nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương là dưới 80mmHg thì được gọi là mức huyết áp bình thường.
  • Huyết áp cao là khi huyết áp tâm thu có chỉ số từ 140 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương có chỉ số dưới 90 mmHg trở lên thì được chẩn đoán là bệnh huyết áp cao.
  • Tiền cao huyết áp là khi giá trị của các trị số nằm ở mức huyết áp bình thường và huyết áp cao (Huyết áp tâm thu dao động từ 120 đến 139 mmHg, hoặc khi huyết áp tâm trương dao động từ 80 đến 89 mmHg).
  • Huyết áp thấp: Bệnh huyết áp thấp hay còn gọi là hạ huyết áp khi huyết áp tâm thu đạt dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với mức bình thường. 

Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng độ đuổi mà có những chỉ số huyết áp an toàn khác nhau, do đó, hãy đối chiếu với bảng thống kê các chỉ số huyết áp bình thường chuẩn theo độ tuổi dưới đây để đánh giá sức khỏe, thể chất của bạn cho phù hợp.

Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, huyết áp của người bình thường và mức huyết áp an toàn là ở mức thấp hơn 120/80 mmHg.

Điều này đồng nghĩa với việc, khi đo huyết áp, nếu tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn và thấp hơn mức chuẩn thì nên cẩn trọng trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mình để tránh tình trạng cao huyết áp, hạ huyết áp có thể xảy ra.

Tuy nhiên, ngay cả khi huyết áp ở mức bình thường, nó cũng có thể thay đổi một chút, tùy thuộc vào từng độ tuổi của bạn.

Dưới đây là chỉ số huyết áp bình thường chuẩn theo lứa tuổi mà bạn có thể tham khảo áp dụng để chẩn đoán tình trạng huyết áp của bản thân và gia đình bạn:

  • Độ tuổi dao động từ 15 đến 19 tuổi có chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 105/73 mm/Hg; BP Trung bình:117/77 mm / HG và BP tối đa: 120/81 mm/Hg.
  • Độ tuổi dao động từ 20 đến 24 tuổi có chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP là 108/75 mm/Hg, BP Trung bình: 120/79 mm / Hg, BP tối đa đạt: 132/83 mm / Hg.
  • Độ tuổi từ 25 đến 29 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 109/76 mm/Hg; BP Trung bình là 121/80 mm/Hg, BP tối đa đạt 133/84 mm/Hg.
  • Độ tuổi từ 30 đến 34 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 110/77 mm/Hg, BP trung bình: 122/81 mm / Hg, BP tối đa đạt 134/85 mm/Hg.
  • Độ tuổi từ 35 đến 39 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 111/78 mm/Hg, BP trung bình: 123/82 mm/Hg, BP tối đa là 135/86 mm/Hg.
  • Độ tuổi từ 40 đến 44 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 112/79 mm / Hg, BP trung bình: 125/83 mm / Hg, BP tối đa là 137/87 mm / Hg.
  • Độ tuổi từ 45 đến 49 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 115/80 mm/Hg, BP trung bình: 127/64 mm / Hg, BP tối đa là 139/88 mm/Hg.
  • Độ tuổi từ 50 đến 54 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 116/81 mm /Hg, BP trung bình 129/85 mm/Hg, BP tối đa là : 142/89 mm/Hg.
  • Độ tuổi từ 55 đến 59 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 118/82 mm / Hg, BP trung bình 131/86 mm/Hg, BP tối đa là 144/90 mm/Hg.
  • Độ tuổi từ 60 đến 64 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 121/83 mm / Hg, BP trung bình 134/87 mm/Hg, BP tối đa là 147/91 mm/Hg
Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương là dưới 80mmHg được gọi là bình thường
Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương là dưới 80mmHg được gọi là bình thường

Điểm danh các bệnh lý về huyết áp thường gặp

Dưới đây là các bệnh lý về huyết áp thường gặp mà bạn cần lưu ý để từ đó biết cách phòng tránh:

Bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp diễn ra khi mà chỉ số huyết áp tâm thu < 90mmHg, hoặc chỉ số huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Khi các chỉ số huyết áp thấp hơn mức bình thường sẽ dẫn đến hậu quả là máu không đủ cung cấp cho các hoạt động khác, nhất là cơ quan xa như não, tim… Từ đó, dẫn đến các biểu hiện của cơ thể như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu…

Bệnh huyết áp cao

Huyết áp cao là bệnh lý nguy hiểm khiến nhiều người mất đi khả năng lao động, bại liệt, thậm chí là tàn phế cả đời.

Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp chuẩn?

Chỉ số huyết áp chuẩn có mỗi người sẽ có sự thay đổi theo từng thời điểm nhất định. Tuy nhiên, cần lưu ý những trường hợp thay đổi chỉ số huyết áp do những nguyên nhân bệnh lý và nguy cơ bệnh lý gây ra. Chỉ số này có thể thay đổi bởi những nguyên nhân dưới đây:

Chỉ số huyết áp thay đổi do tâm lý và vận động

Nếu bạn thường xuyên vận động mạnh hay tâm lý căng thẳng, lo âu, hồi hộp sẽ khiến cho tim bo bóp, đập nhanh hơn bình thường, tăng áp lực máu lên thành động mạch. Chính vì thế, huyết áp sẽ cao hơn mức bình thường.

Chỉ số huyết áp thay đổi do tâm lý và vận động
Chỉ số huyết áp thay đổi do tâm lý và vận động

“Sức khỏe” của động mạnh ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp

Máu được lưu thông tốt thông qua động mạch, đi khắp cơ thể nuôi dưỡng các tế bào. Nếu động mạch khỏe, có sự co giãn tốt, không bị cản trở thì việc lưu thông máu sẽ diễn ra dễ dàng. 

Do vậy, những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, nhất là người cao tuổi, sức đàn hồi, có giãn của động mạch kém sẽ khiến cho máu lưu thông khó khăn, thậm chí là tắc nghẽn mạch máu, gây áp lực lớn cho thành động mạch, từ đó dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp thường xuyên.

Do tình trạng thiếu máu

Lượng máu trong cơ thể nếu thấp sẽ không đủ tạo áp lực để vận chuyển máu trong động mạch. Điều này dẫn đến chỉ số huyết áp giảm, gây ra bệnh lý huyết áp thấp. Tình trạng này thường gặp với người sức khỏe yếu, thường xuyên căng thẳng, mất ngủ, thiếu máu, mất máu nhiều sẽ dẫn đến ngất xỉu. 

Tình trạng thiếu máu ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp
Tình trạng thiếu máu ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp

Do các yếu tố bên ngoài cơ thể tác động

Chỉ số huyết áp bình thường cũng thay đổi do những nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như: 

  • Tư thế ngồi không đúng: Nếu tư thế ngồi sai sẽ dẫn đến việc máu không lưu thông, huyết áp giảm hoặc tăng.
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Những người thường xuyên ăn mặn, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp thường xuyên.
  • Không có thói quen vận động: Những người không có thói quen vận động thường sẽ có chỉ số huyết áp không ổn định. Việc tập thể dục, thể thao đều đặn sẽ giúp máu lưu thông tốt, phòng tránh các trường hợp tăng huyết áp bất thường.

Hướng dẫn bạn cách đo huyết áp đúng cách tại nhà đúng cách

Thông thường, máy đo huyết áp điện tử trên thị trường hiện nay có 2 loại bao gồm máy đo huyết áp cổ tay và máy đo huyết áp điện tử quấn bắp tay.

Để đo chỉ số huyết áp đúng cách, bạn cần thực hiện như sau:

Trước khi đo, bạn cần lưu ý:

  • Tránh ăn uống, hút thuốc hay không tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi đo huyết áp.
  • Bệnh nhân cần ngồi thư giãn từ 10 đến 15 phút trước khi đo huyết áp, tránh đo huyết áp trong trạng thái căng thẳng.
  • Nhiệt độ phòng cần chú ý không quá nóng hoặc không quá lạnh.
  • Khi đo huyết áp lần đầu cần đo cả hai tay, sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn.
  • Ngồi thẳng lưng trên ghế, khoảng cách từ ghế đến mặt bàn là khoảng từ 25 đến 30cm.
  • Cởi áo khoác, quấn vòng bít vào sát da tay, không quấn vòng lên lớp áo dày và không xắn áo quá chặt bởi nó có thể ảnh hưởng đến kết quả.
  • Trong quá trình đo không nên cử động và nói chuyện.
Khi đo huyết áp cần ngồi thư giãn từ 10 đến 15 phút trước khi đo huyết áp
Khi đo huyết áp cần ngồi thư giãn từ 10 đến 15 phút trước khi đo huyết áp

Bệnh nhân bị tăng huyết áp cần lưu ý những gì?

Để luôn giữ cho huyết áp ở mức ổn định, người bệnh cần kết hợp phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên môn và một số biện pháp hỗ trợ để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả. Bên cạnh với đó, việc thay đổi lối sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa cũng như kiểm soát huyết áp hiệu quả.

  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách giảm muối, hạn chế mỡ động vật, thay bằng sử dụng dầu thực vật, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Vận động thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng: Duy trì chế độ tập luyện 30 phút mỗi ngày để nâng cao thể lực, tùy theo tình trạng sức khỏe để điều chỉnh thời gian tập luyện cho phù hợp nhất.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá: Thuốc lá, rượu bia gây ảnh hưởng lớn với sức khỏe của người bệnh, vì vậy, ngưng sử dụng các chất này sẽ giúp bạn kiểm soát chỉ số huyết áp ổn định cũng như phòng bệnh tốt.
  • Duy trì cân nặng ở mức cân đối: Việc thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân gây tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau kể cả tăng huyết áp, vì vậy, duy trì cân nặng ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, giúp tinh thần thoải mái, minh mẫn, tránh trạng thái lo âu, căng thẳng sẽ giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp hiệu quả. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 – Hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tim mạch, giảm mệt mỏi đến từ thương hiệu Doppelherz. Sản phẩm phù hợp với người bị mắc bệnh tim mạch, người có nhu cầu cần tăng cường sức khỏe…
Coenzyme Q10 - Hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tim mạch, giảm mệt mỏi 
Coenzyme Q10 – Hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tim mạch, giảm mệt mỏi

Bài viết trên đây của Doppelherz đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc huyết áp bình thường là bao nhiêu cũng như các bệnh lý về huyết áp thường gặp để từ đó biết cách phòng tránh đúng cách. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp, khách hàng vui lòng liên hệ số hotline 1800 1770 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo