Việc thường xuyên nghe tiếng khớp kêu răng rắc mỗi khi vận động hoặc thay đổi tư thế là điều phổ biến ai cũng từng gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới việc khớp chân kêu răng rắc? Liệu có dẫn tới biến chứng nào nguy hiểm hay không? Hãy để Doppelherz giải đáp cho bạn qua bài viết sau.
I. Khớp kêu răng rắc là gì?
Theo một số chuyên gia về xương khớp, cảm giác khớp kêu răng rắc là một dấu hiệu không điển hình. Phần lớn là do quá trình thoái hóa tại khớp cụ thể hơn là sụn khớp. Đặc biệt khi vận động, bề mặt của khớp trở nên xơ và khi cọ xát vào nhau xảy ra bào mòn lớp sụn. Để hiểu rõ hơn thì bạn cần biết, thoái hóa khớp là gì? Đây là một bệnh khớp mạn tính. Đặc điểm là nứt vỡ và mất sụn khớp cùng với những thay đổi khác của khớp. Bao gồm hình thành gai xương. Hay nói cách khác, trình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương của bị hư hại, tổn thương. Nếu tính rút gọn trong 100 tình trạng tổn thương khớp, thoái hóa sụn khớp đạt mức độ phổ biến nhất.
II. Khớp kêu răng rắc lý do là gì?
1. Tỉ lệ mắc phải bệnh lý khớp kêu răng rắc
Thông thường, cảm giác khớp kêu răng rắc thường xuất hiện ở các vị trí: xương bánh chè, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp vai…Ngoài ra, khớp ngón tay, chân, khớp khuỷu tay, khớp hàm mắc phải chiếm tỷ lệ ít hơn. Tại vị trí này biểu hiện các triệu chứng như đau theo nhiều mức độ kèm sưng nóng hoặc tấy đỏ, cứng khớp vào buổi sáng, dễ phát ra những âm thanh lắc rắc mỗi khi vận động hoặc thay đổi tư thế.
Trong cấu trúc sụn khớp có gì đặc biệt để bảo vệ, giảm ma sát để duy trì vận động hàng ngày? Các thành phần của sụn khớp bao gồm 95% là nước và chất ngoại bào và tế bào sụn khớp chỉ chiếm 5%. Với cấu trúc bao gồm các dạng lỏng như vậy thì đặc tính sụn khớp tựa như một lớp đệm phủ đều bề mặt xương. Để đảm bảo được các chức năng quan trọng trong hệ xương khớp đòi hỏi cấu trúc lớp sụn khớp luôn vững chắc và “tuổi đời” đủ dài, giảm việc gây cảm giác khớp kêu răng rắc.
2. Độ tuổi dễ mắc phải bệnh lý về xướng khớp
Các chuyên gia cũng chia sẻ: Độ tuổi là yếu tố đo lường các mức độ mắc phải triệu chứng khớp kêu răng rắc của quá trình mắc bệnh. Độ tuổi thường gặp nhất của quá trình thoái hóa khớp từ 75 – 80 tuổi. Tuy nhiên lứa tuổi từ 35 – 50 cũng xuất hiện một vài triệu chứng không điển hình. Tỉ lệ mắc căn bệnh này càng ngày càng gia tăng ở các nước phát triển. Tại nước ta, tỷ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Số liệu thống kê của Hội Cơ Xương khớp Việt Nam cho thấy, tỷ lệ thoái hóa khớp ở người trên 35 tuổi là khoảng 30%. Đối với người trên 65 tuổi chiếm 60% và 85% người trên 80 tuổi dễ bị thoái hóa khớp. Mức cảnh báo rất đáng lo ngại . Tất cả đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.
III. Nguyên nhân dẫn tới quá trình thoái hóa khớp?
1. Yếu tố chủ quan
Đầu tiên, cảm giác khớp kêu răng rắc liên quan mật thiết tới quá trình lão hóa theo độ tuổi. Độ tuổi càng tăng lên, đồng nghĩa với việc hàm lượng và cấu trúc của sụn khớp suy giảm. Suy giảm về chất lượng khớp có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Cộng thêm lực ép từ trọng lượng cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình bị thoái hóa khớp. Đồng thời dẫ đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Có thể kể đến như rách lớp sụn, viêm mang hoạt dịch, tiêu biến sụn,…
2. Yếu tố khách quan
Thứ hai, những yếu tố khách quan ảnh hưởng có thể kể đến như di truyền, chấn thương, chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động.
- Di truyền: Nếu trong gia đình, họ hàng có người bị bệnh thoái hóa khớp thì tỉ lệ bạn mắc sẽ cao hơn người bình thường. Hoặc bẩm sinh đã khiếm khuyết lớp sụn khớp.
- Chấn thương: Một số điều không mong muốn trong quá trình tập luyện vượt quá sức hoặc tai nạn giao thông ảnh hưởng tới lớp sụn khiến nó đẩy nhanh quá trình thoái hóa hơn.
Chế độ dinh dưỡng: Cơ thể dung nạp nhiều đồ ăn hoặc đồ uống chứa nhiều calo trong ngày mà không vận động để tiêu hao năng lượng khiến thừa cân, béo phì. Chính điều này là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tăng sức chèn ép xuống các khớp gối hoặc cột sống,… Một trong những nguyên nhân dẫn đến cảm giác khớp kêu răng rắc. Hoặc chế độ ăn không bổ sung các dưỡng chất như canxi, glucosamine,… khiến cơ thể thiếu hụt, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
Chế độ vận động: Tính chất hoạt động thể chất vượt quá giới hạn cho phép như mang vác đồ nặng trong thời gian dài, liên tục hoặc quá ít vận động cũng khiến nguy cơ thoái hóa tăng lên. Tình trạng chân kêu răng rắc sẽ dễ xảy ra thường xuyên và liên tục hơn.
IV. Sử dụng sản phẩm nào để giảm thiểu tình trạng khớp kêu răng rắc?
Để bệnh lý về thoái hóa khớp không còn là nỗi sợ, bạn đọc có thể sử dụng sản phẩm Doppelherz Aktiv Joints ULTRA. Đây là một loại viên uống giúp hỗ trợ xương, khớp được nhập khẩu từ nước Đức. Sản phẩm giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết để khớp xương thêm chắc khỏe, dẻo dai. Doppelherz Aktiv Joints ULTRA phù hợp cho người có vấn đề liên quan đến xương khớp như bị loãng xương, đau nhức và thoái hóa,… Đồng thời, sản phẩm cũng hướng đến những người thường xuyên chơi thể thao, giúp duy trì xương khớp chắc khỏe. Cũng như làm chậm quá trình gây bệnh thoái hóa khớp, hạn chế chấn thương trong tập luyện ở mức tối đa.
Như vậy, qua bài viết này quý bạn đọc đã phần nào hiểu được những thông tin hữu ích về bệnh thoái hóa khớp. Qua đó giúp quá trình phòng ngừa cảm giác chân kêu răng rắc và chăm sóc sức khỏe khoa học hơn. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc gì về thực phẩm chăm sóc sức khỏe Joints ULTRA, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 1770 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Hy vọng sản phẩm Doppelherz Aktiv Joints ULTRA sẽ giúp bạn giảm cảm giác khớp kêu răng rắc ở mức tối đa.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN