Bất kỳ loại sỏi đường tiết niệu nào như: sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo,… đều là nỗi “ám ảnh”, gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Biến chứng sỏi bàng quang là gì? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để tìm hiểu câu trả lời nhé!
1. Nguyên nhân gây sỏi bàng quang là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi bàng quang, trong đó, có thể kể đến như:
Sa bàng quang: Khi bàng quang yếu, sa xuống âm hộ sẽ ngăn chặn đường tiểu. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu ngày không phát hiện, sẽ dẫn đến hình thành sỏi thận.
- Phì đại tiền liệt tuyến: Ở nam giới, khi tuyến tiền liệt tăng lên sẽ làm tắc nghẽn đường tiểu, khiến cho nước tiểu đọng ở bàng quang. Lúc này, những khoáng chất có trong nước tiểu sẽ kết tinh lại và tạo thành sỏi ở bàng quang.
- Đặt thiết bị trong bàng quang: Các dụng cụ mà mọi người đặt vào bàng quang như: ống thông nước tiểu, thiết bị ngừa thai,… có thể khiến bàng quang hoạt động không hiệu quả, gây ứ đọng nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi ở bàng quang.
- Do bị bệnh sỏi thận: Sỏi thận nếu có kích thước nhỏ có thể đi qua đường tiết niệu và trôi xuống bàng quang. Sỏi thận rơi xuống bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ trở thành bệnh sỏi bàng quang, gây khó khăn cho việc điều trị.
- Bị viêm bàng quang: Những người bị viêm bàng quang có nguy cơ cao hình thành sỏi.
2. Dấu hiệu sỏi bàng quang
Sỏi ở bàng quang có thể tự động rơi ra ngoài khi đi tiểu mà không gây ra bất cứ vấn đề nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sỏi phát triển lớn hơn, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những triệu chứng sỏi bàng quang, mọi người nên lưu ý để phát hiện bệnh kịp thời:
Đau bụng dưới: Sỏi bàng quang hình thành, lăn qua lăn lại trong bàng quang khiến người bệnh cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn.
Tiểu khó, tiểu buốt: Khi người bệnh bị sỏi ở bàng quang, sẽ gây ra hiện tượng tắc tia nước tiểu, kèm theo đó là tình trạng đau buốt bộ phận sinh dục. Tình trạng này thường xuyên xảy ra có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, nghỉ ngơi.
Đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu sậm: Những viên sỏi bàng quang có kích thước nhỏ có thể khiến cho những viên sỏi này đi ra ngoài, cọ sát vào đường tiểu, gây chảy máu.
3. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Những người bị sỏi bàng quang thường xuyên gặp những cơn đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu ngắt quãng, nước tiểu có mùi lạ, màu lạ. Khi sỏi có kích thước to sẽ ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang, khiến nước tiểu bị ứ đọng tại thận, đường tiết niệu. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh:
3.1. Sức khỏe bị suy giảm
Những viên sỏi bàng quang có cạnh sắc nhọn có thể cọ xát gây trầy xước, chảy máu bàng quang, khiến người bệnh cảm thấy đau buốt ở vùng hạ vị đến bộ phận sinh dục, tầng sinh môn. Sỏi bàng quang gây đau nhức nhiều sẽ khiến bạn không thể vận động, sinh hoạt như bình thường, từ đó, sức khỏe bị giảm sút, người thường xuyên bị mệt mỏi, khó chịu.
3.2. Viêm bàng quang cấp tính
Sỏi bàng quang cấp tính có thể gây cọ xát, trầy xước hoặc chảy máu bàng quang. Sỏi có thể làm rối loạn khả năng co bóp của bàng quang, nước tiểu bị đọng lại quá lâu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển nhanh chóng, gây viêm bàng quang. Viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng viêm bàng quang mạn tính, rò rỉ bàng quang, teo cơ,…
3.3. Hội chứng bàng quang kích thích
Sỏi xuất hiện ở trong bàng quang gây ảnh hưởng đến khả năng co bóp, khiến bàng quang luôn ở trạng thái kích thích, gây nên phản xạ muốn đi tiểu liên tục, nhưng lượng nước tiểu lại khá ít. Có những trường hợp sỏi bàng quang rơi xuống sẽ mắc kẹt ở niệu đạo, làm ngăn chặn dòng chảy nước tiểu, khiến bàng quang bị căng phồng.
3.4. Gây biến chứng suy thận
Sỏi bàng quang nếu không được điều trị kịp thời, có thể làm tổn thương ở bàng quang. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng bàng quang, ứ đọng nước tiểu ở thận,… hậu quả là gây ra biến chứng suy thận, làm giảm chức năng của thận.
4. Cách trị sỏi bàng quang tại nhà
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị mắc bệnh sỏi bàng quang nói riêng, các bệnh đường tiết niệu nói chung, mọi người cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế để đánh giá tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu sỏi bàng quang có kích thước nhỏ, mọi người có thể tự điều trị mà không cần phẫu thuật. Dưới đây là một số cách trị sỏi bàng quang, mọi người có thể tham khảo và áp dụng:
4.1. Sử dụng thuốc để điều trị sỏi bàng quang
Khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh, mọi người cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị sỏi bàng quang bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Giúp làm giảm cơn đau, khó chịu do sỏi bàng quang gây ra.
- Thuốc kháng sinh: Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Thuốc sát trùng: Tiêu diệt, ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn gây viêm ở đường tiết niệu.
- Thuốc giãn cơ trơn đường tiểu: Giúp giãn rộng đường kính cổ bàng quang, từ đó, sỏi có thể đi ra ngoài dễ dàng hơn.
- Thuốc lợi tiểu: Giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn.
4.2. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
- Để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh như:
- Tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm có nhiều chất xơ.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như: cà phê, thuốc lá,…
- Nên uống nhiều nước để giúp làm loãng nước tiểu, tránh tình trạng nước tiểu bị cô đặc, kết tinh thành sỏi.
4.3. Duy trì thói quen sinh hoạt tốt
- Không nên nhịn tiểu, khi cảm thấy mắc tiểu, nên đi tiểu ngay
- Nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
- Tích cực vận động, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe
Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho thắc mắc “Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?”, đồng thời, biết cách cải thiện tình trạng sỏi bàng quang, tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Mọi người quan tâm đến sức khỏe, hãy theo dõi Doppelherz để cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khỏe mới nhất nhé!
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả
Trẻ hay ho nguyên nhân từ đâu và cha mẹ cần làm gì?
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Chăm sóc hệ miễn dịch non nớt: Chìa khóa bảo vệ con vững vàng