Sức đề kháng chính là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập và tấn công của những tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn,… Sức đề kháng được xây dựng trong quá trình hình thành, phát triển của mỗi một người, ngay từ khi còn là phôi thai. Do đó, làm thế nào để tăng đề kháng là vấn đề nổi cộm được nhiều người quan tâm. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ chia sẻ với các bạn những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
1. Trái cây họ cam quýt giúp tăng đề kháng cho cơ thể
Đa số mọi người đều tăng cường bổ sung vitamin C khi sức đề kháng suy giảm. Lý do là bởi vì những trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C và có ích cho việc tăng cường hệ miễn dịch.
Vitamin C có công dụng tăng sản xuất những tế bào bạch cầu, đây chính là chìa khóa để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Hầu hết tất cả những loại trái cây họ cam quýt đều giàu vitamin C. Trong số đó, phải kể đến những loại trái cây có múi phổ biến như cam, bưởi, chanh, quýt,…
Bởi vì cơ thể con người không thể sản xuất hoặc dự trữ vitamin C nên cần được thu nạp hàng ngày để duy trì sức khỏe. Hàm lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 90mg cho nam giới và 75mg cho nữ giới. Nếu sử dụng thực phẩm bổ sung, các bạn hãy dùng ít hơn 200mcg/ ngày. Lưu ý là mọi người không nên dùng vitamin C sát giờ uống thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến công dụng của thuốc khi điều trị bệnh.
2. Ớt chuông đỏ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Ớt chuông đỏ chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với cam. Điểm đáng chú ý là ớt chuông đỏ cũng rất giàu Beta – Carotene.
Không chỉ giúp cơ thể tăng đề kháng, vitamin C còn có tác dụng duy trì đôi mắt và làn da khỏe mạnh. Bởi vì Beta – Carotene sẽ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.
3. Bông cải xanh là thực phẩm giúp tăng đề kháng
Bông cải xanh là loại thực phẩm thuộc nhóm rau củ chứa hàm lượng vitamin C và khoáng chất dồi dào, bao gồm vitamin A, C, E, chất xơ cùng nhiều chất chống oxy hóa khác. Theo nghiên cứu vào năm 2014, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, chất Sulforaphane trong bông cải xanh có tác dụng làm giảm những dấu hiệu viêm.
Vì vậy, họ kết luận rằng, những chất dinh dưỡng trong bông cải xanh có thể giúp chống lại dấu hiệu viêm nhiễm. Một nghiên cứu vào năm 2018 với 40 người khỏe mạnh bị thừa cân tiêu thụ 30g mầm bông cải xanh/ ngày trong 10 tuần. Vào cuối thời gian nghiên cứu, những người tham gia nghiên cứu có mức độ viêm thấp hơn đáng kể.
Chìa khóa để có được “sức mạnh” của bông cải xanh chính là đun nấu nó càng ít càng tốt. Hấp chín bông cải xanh được xem là cách tốt nhất để bảo toàn được các chất dinh dưỡng của loại rau này.
4. Tỏi có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể con người
Tỏi là một trong những loại thực phẩm bổ sung sức đề kháng cho cơ thể con người cực tốt. Nó được tìm thấy trong hầu hết những nền ẩm thực trên thế giới. Tỏi chứa kẽm, chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người trong việc chống lại nhiễm trùng.
Không chỉ vậy, tỏi còn có thể giảm huyết áp và làm chậm quá trình xơ cứng của động mạch. Chất Allicin có trong tỏi còn được biết đến với tác dụng là tăng cường miễn dịch.
5. Gừng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người
Gừng là loại gia vị thường được sử dụng khi mắc bệnh vì đặc tính giảm viêm, đau liên quan đến những bệnh viêm nhiễm và làm giảm cảm giác buồn nôn. Hợp chất Gingerol có trong gừng có công dụng chống oxy hóa, chống viêm và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Đặt biệt nhất là đặc tính ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Bên cạnh đó, gừng còn có thể giảm cơn đau mạn tính.
6. Cải bó xôi giúp tăng đề kháng cho cơ thể
Cải bó xôi lọt vào danh sách nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng vì rất giàu vitamin C, chứa Beta – Carotene và chất chống oxy hóa. Cả hai chất này đều có ích trong việc tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch.
Giống với bông cải xanh, các bạn không nên nấu quá kỹ cải bó xôi để giữ được chất dinh dưỡng. Nấu vừa chín đến sẽ giúp mọi người hấp thu vitamin A dễ dàng hơn và giải phóng Axit Oxalic khỏi những dưỡng chất khác.
7. Sữa chua và thức uống lên men
Sử dụng những loại sữa chua có men sống có thể kích thích hệ miễn dịch và giúp chống lại bệnh tật. Do đó, mọi người nên lựa chọn loại sữa chua truyền thống, không đường và không hương vị. Nếu muốn ngọt, các bạn có thể sử dụng cùng với những loại trái cây tốt cho sức khỏe và một chút sữa đặc.
Sữa chua còn là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời nên mọi người hãy bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Vitamin D giúp điều chỉnh hệ miễn dịch và được cho là tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh tật.
Tương tự như sữa chua có men sống, thức uống lên men chứa những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy, sử dụng sữa chua và thức uống lên men còn có thể tăng cường miễn dịch. Theo đánh giá vào năm 2017, thức uống lên men còn giúp giảm viêm, chống lại vi khuẩn và tăng hoạt động chống oxy hóa.
Thế nhưng, phần lớn những nghiên cứu này mới được thực hiện ở trên động vật hoặc trong phòng thí nghiệm. Do đó, cần phải thực hiện ở những nghiên cứu bổ sung để hiểu được cách mà thức uống lên men có thể ngăn ngừa bệnh tật ở con người.
8. Hạnh nhân giúp tăng đề kháng cho cơ thể
Không chỉ cung cấp vitamin mà hạnh nhân còn chứa magie, mangan và chất xơ. Một nắm nhỏ hoặc 1/4 cốc hạnh nhân chính là món ăn nhẹ lành mạnh cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ miễn dịch.
9. Củ nghệ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể con người
Ông bà ta coi củ nghệ là thần dược vì nó có tác dụng tăng cường sức khỏe và kháng viêm của nó với cơ thể con người. Một nghiên cứu gần đây từ những nhà khoa học Đại học Texas cho thất, chất curcumin trong nghệ phát huy tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lý do là bởi vì chất curcumin có khả năng điều hòa hoạt động và số lượng của các tế bào NK giúp tiêu diệt những tác nhân lạ xâm nhập, gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, hợp chất này còn giúp tăng cường tế bào lympho T, giúp tăng hoạt động của đại thực bào và gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
10. Đu đủ giúp tăng đề kháng cho cơ thể
Nằm trong danh sách những loại trái cây giàu vitamin C, đu đủ còn chứa Papain với khả năng chống viêm. Không chỉ vậy, đu đủ còn là nguồn cung cấp vitamin B, kali và folate dồi dào, đem đến lợi ích chống lại những tác nhân gây bệnh cho sức khỏe.
Vì vậy, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp tăng đề kháng và tăng khả năng chống lại những căn bệnh về đường hô hấp, truyền nhiễm khác. Ngoài ra, việc thường xuyên tập thể dục và ngủ đủ giấc, giải tỏa căng thẳng cũng góp phần nâng cao, duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất. Bên cạnh những cách trên, các bạn nên sử dụng A-Z Fizz để bổ sung 21 loại vitamin và khoáng chất quan trọng để tăng sức đề kháng. Nếu muốn được tư vấn thêm về sản phẩm A-Z Fizz, mọi người nên liên hệ với Doppelherz theo số hotline: 18001770.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN