Trong quá trình chăm sóc con yêu, không ít lần bố mẹ phải chứng kiến cảnh bé bị ốm với những biểu hiện khó chịu, một trong số đó chính là tình trạng biếng ăn bệnh lý ở trẻ em. Để tình trạng này không ảnh hưởng nhiều tới con, các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về chứng biếng ăn bệnh lý. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ chia sẻ với phụ huynh nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ biếng ăn bệnh lý.
1. Vì sao trẻ mắc bệnh lại không muốn ăn?
Khác với việc bé đang khỏe mạnh bình thường đột nhiên chán ăn, lười ăn, bỏ ăn thì khi bị bệnh, cơ thể con thường rất mệt mỏi, yếu nên có cảm giác biếng ăn,… Từ đó dẫn tới tình trạng chán ăn, lười ăn, biếng ăn. Những trường hợp này thường được gọi là chứng biếng ăn bệnh lý. Muốn giải quyết tình trạng này, bố mẹ cần phải xác định đúng nguyên nhân tại sao bởi vì chứng biếng ăn bệnh lý ở trẻ có thể cải thiện được.
Dù là biếng ăn bệnh lý hay biếng ăn sinh lý thì bất cứ khi nào con có biểu hiện ăn ít hơn so với bình thường, không cảm thấy ngon miệng khi ăn uống, bỏ ăn,… cũng có thể khiến phụ huynh lo sốt vó, thậm chí còn sốt sắng, căng thẳng, cầu cứu tứ phương. Khi trẻ biếng ăn bệnh lý, nỗi lo này còn được nhân lên gấp đôi khi bố mẹ phải trải qua tình trạng: Bé ốm bệnh cộng với chứng biếng ăn. Lúc này, người lớn sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của những câu hỏi như: “Làm sao để bé bị bệnh mà vẫn ăn tốt?”, “Con không ăn thì làm sao mà khỏi bệnh?”,… Để giải quyết những câu hỏi này, trước tiên, bố mẹ cần phải trả lời được câu hỏi: “Làm sao để biết trẻ biếng ăn bệnh lý” và “Với căn bệnh này, phụ huynh nên làm gì để giúp con mau chóng ăn ngon trở lại?”.
2. Tìm hiểu đôi nét về chứng biếng ăn bệnh lý ở trẻ em
Biếng ăn bệnh lý là kiểu biếng ăn nghiêm trọng nhất vì tác động của những căn bệnh mà trẻ thường gặp. Chẳng hạn như đau họng, khó tiêu,…
Đây là nguyên nhân chủ quan vô cùng quan trọng vì là do bé bị bệnh. Biếng ăn là biểu hiện thường gặp với hầu hết trẻ em khi bị ốm, mắc các bệnh cấp tính và mạn tính như nhiễm virus, nhiễm khuẩn, viêm loét dạ dày,… Đặc biệt, trong thời kỳ mọc răng hoặc bị tổn thương răng miệng, loét vùng miệng họng, con rất hay biếng ăn, bỏ ăn.
3. Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn bệnh lý
– Trẻ bị viêm tai giữa, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên,… nên cơ thể mệt mỏi và không muốn ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn, chán ăn, thậm chí là bỏ ăn.
– Thời kỳ mọc răng: Đây là quá trình phát triển tự nhiên vô cùng bình thường ở trẻ em. Tuy nhiên, khi trải qua giai đoạn này, nhiều bé cảm thấy rất khó chịu ở khoang miệng, dẫn đến tình trạng biếng ăn, chán ăn, lười ăn, bỏ ăn.
– Trong quá trình bị ốm, bé phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Điều này có thể khiến trẻ mắc chứng biếng ăn vì thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt hết những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột của con.
– Trẻ mắc chứng biếng ăn có thể là do chức năng tiêu hóa kém, nặng hơn là bị rối loạn tiêu hóa. Lúc này, bé có cảm giác đau bụng, buồn nôn, nặng hơn là táo bón, tiêu chảy,… Những biểu hiện này đều khiến con có cảm giác không muốn ăn. Nguyên nhân có thể là do đường ruột của con bị loạn khuẩn, tiết dịch trong dạ dày và ruột, rối loạn sự co bóp trong dạ dày và ruột.
– Trẻ mắc chứng biếng ăn do bị nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của bé còn rất non nớt nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Do đó, con dễ bị sốt, ho và mệt mỏi,… khi bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc hệ tiêu hóa,… Khi bé bị nhiễm khuẩn, hàm lượng các loại vitamin và khoáng chất bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, B, C, kẽm, sắt, magie,… khiến con lười ăn, chán ăn hoặc không muốn ăn. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm khuẩn thường sử dụng thuốc kháng sinh, dễ dẫn tới loạn khuẩn đường ruột, gây khó tiêu, chướng bụng và chán ăn.
– Trẻ mắc chứng biếng ăn do nhiễm ký sinh trùng: Chứng biếng ăn thường gặp ở những bé dưới 3 tuổi và có thể kéo dài tới khi con lớn. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ biếng ăn là nỗi lo chung của những gia đình nuôi con nhỏ. Sở dĩ là bời vì chứng biếng ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Nó tạo nên một vòng luẩn quẩn khép kín là biếng ăn – thiếu chất dinh dưỡng – suy dinh dưỡng – hay ốm đau – chứng biếng ăn trở nên nặng hơn,… Do đó, bố mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ để mỗi bữa ăn của con đều trở thành một niềm vui và giúp bé khỏe mạnh, mau lớn.
– Trẻ biếng ăn bệnh lý do các loại thuốc: Khi mắc bệnh, các bé thường phải điều trị bằng thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian để giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải lưu ý vì những loại thuốc kháng sinh này rất dễ gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
4. Cách cải thiện hiệu quả khi trẻ biếng ăn bệnh lý
Trẻ biếng ăn do bệnh lý thường có biểu hiện chung là ăn gì cũng không cảm thấy ngon miệng và mệt mỏi trong mọi bữa ăn. Tình trạng biếng ăn kéo dài dễ khiến lượng vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng trong cơ thể con bị thiếu hụt, gây ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai.
Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, bố mẹ cần phải bảo đảm chế độ ăn uống phù hợp và cân bằng khẩu phần ăn mỗi ngày để tăng cường đề kháng, cũng như thể lực cho con. Ngoài ra, các bạn cũng cần phải chú ý những biện pháp giúp cải thiện hiệu quả chứng biếng ăn bệnh lý ở trẻ như sau:
– Tạo không khí vui vẻ và thoải mái trước, cũng như trong khi ăn để kích thích niềm vui, sự hứng thú khi ăn uống ở trẻ.
– Nên trang trí các món ăn thật đẹp mắt và hấp dẫn để kích thích thị giác của con.
– Cân bằng bốn nhóm chất trong khẩu phần ăn mỗi bữa cho con, bao gồm đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất.
– Bố mẹ nên bổ sung siro ăn ngon Kinder Optima theo chỉ định của bác sĩ để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và phát triển khỏe mạnh.
– Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh cho trẻ vì sẽ gây ra tình trạng rối loạn đường ruột, khiến bé đầy bụng, khó tiêu và chán ăn.
– Nên chế biến các món ăn ở dạng lỏng để con dễ ăn hơn khi đang trong thời kỳ mọc răng.
Đồng thời, nếu muốn khắc phục hiệu quả tình trạng biếng ăn bệnh lý ở trẻ em, bố mẹ nên nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Bởi vì việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia sẽ giúp bố mẹ có liệu trình điều trị bệnh lý và cải thiện chứng biếng ăn của con một cách khoa học. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho phụ huynh những lời khuyên tốt nhất để tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình chăm sóc trẻ biếng ăn.
Nhìn chung, chứng biếng ăn bệnh lý không quá nghiêm trọng nhưng nếu phụ huynh chủ quan sẽ dễ gây ra những biến chứng không tốt cho con sau này. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn bệnh lý, bố mẹ cần phải quan tâm và tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Từ đó có phương pháp cải thiện kịp thời và phù hợp nhất. Để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc con yêu và sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima, khách hàng hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline: 18001770.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN