Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và đau đầu. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ chia sẻ với bố mẹ nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.
1. Nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh
Theo khuyến cáo của chuyên gia, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau khoảng thời gian này, mẹ mới nên cho bé ăn dặm. Nếu trong thời gian con bú mẹ mà xuất hiện những triệu chứng như lười bú, bỏ bú thì có thể do một số nguyên nhân sau đây:
1.1. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh hoạt động không tốt
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt và đang dần hoàn thiện. Do đó, khi gặp phải những dấu hiệu như rối loạn sự co bóp dạ dày, rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến bé bị đau bụng, buồn nôn, táo bón, đầy bụng hoặc tiêu chảy, dẫn đến tình trạng biếng ăn.
1.2. Do mẹ cho trẻ sơ sinh bú không đúng cách
Các mẹ cho con bú trong khoảng thời gian quá dài và quá lâu sẽ làm cho trẻ sơ sinh cảm thấy chán ngán và bú ít đi ở những lần kế tiếp. Do đó, mẹ nên cho con bú theo nhu cầu, khi nào trẻ muốn bú thì mẹ cho con bú, còn khi nào trẻ đã no thì mẹ không nên ép con. Bởi vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Tốt nhất, cứ cách 3 tiếng thì mẹ nên cho con bú 1 lần.
Bên cạnh đó, cho con bú không đúng thời điểm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh biếng ăn. Hơn nữa, nếu con đã quen bú sữa mẹ thì mẹ không nên ép con bú bình hoặc tạo không khí căng thẳng khi trẻ bú. Bởi vì đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn.
1.3. Trẻ sơ sinh biếng ăn do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Việc dùng quá nhiều vitamin và lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp bắt buộc phải cho bé dùng thuốc, bố mẹ cần phải nghe theo sự chỉ định của bác sĩ, chứ tuyệt đối không được tự ý ra ngoài mua thuốc.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng không nên hòa thuốc vào sữa cho trẻ bú vì nó có thể khiến bé bị ám ảnh và sợ bú, từ đó dẫn đến hiện tượng biếng ăn ở trẻ sơ sinh.

1.4. Trẻ sơ sinh biếng ăn bẩm sinh
Biếng ăn bẩm sinh là tình trạng một số trẻ sơ sinh gặp phải. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị biếng ăn do bẩm sinh chiếm khoảng dưới 5%. Lúc này, con chỉ chơi và ngủ mà không bao giờ đòi bú. Ngoài ra, một số bé còn có thể bị biếng ăn sau khi bị chấn thương hoặc sau khi tiêm phòng.
1.5. Do trẻ sơ sinh mắc bệnh lý
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn kém nên rất dễ mắc các bệnh về Tai – Mũi – Họng,… Những căn bệnh này thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không muốn bú. Thông thường, tình trạng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nên bố mẹ cần phải phát hiện sớm để tìm ra biện pháp xử lý kịp thời.
1.6. Do mùi vị sữa mẹ có sự thay đổi
Mùi vị sữa có thể bị thay đổi do chế độ ăn uống của người mẹ. Chẳng hạn như mẹ ăn thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị, quá chua, cay, uống rượu bia, sử dụng đồ chứa caffein,…
Bên cạnh đó, nếu mẹ ăn nhiều hành và bắp cải cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi, thậm chí là đau bụng. Ngoài ra, hạt hạnh, sữa bò, cá, bột mì và trứng cũng là một số loại thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng.
2. Chuyên gia tư vấn: Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao?
Từ việc tìm ra lý do tại sao khiến trẻ sơ sinh biếng ăn, bố mẹ sẽ tìm ra được hướng xử trí phù hợp cho từng bé. Một số cách các bạn có thể tham khảo khi con yêu biếng ăn là:
2.1. Tạo thói quen bú sữa đúng chuẩn cho trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia, mẹ nên chia nhỏ những lần bú và chia các cữ bú rõ ràng về mặt thời gian. Với các bé sơ sinh, mẹ nên cho con bú cách 3 tiếng/ lần và cho trẻ bú bằng ti mẹ.
Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú lúc con đói, tránh trường hợp cho bú khi bé quá đói, quấy khóc nhiều. Hơn nữa, khi trẻ sơ sinh đã bú đủ, mẹ không nên ép con ăn thêm vì dễ khiến bé nôn trớ.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bắt buộc phải bú bằng bình, mẹ nên cho con làm quen dần và lựa chọn loại bình có kích thước, cũng như chất liệu đầu vú phù hợp với bé. Đặc biệt, mẹ cũng phải thường xuyên gần gũi và tiếp xúc với con để bé có cảm giác được yêu thương.
2.2. Mẹ nên cho con bú đúng cách
Cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho sữa ra đều. Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ bú ở nơi yên tĩnh để con tránh bị mất tập trung khi ăn.

2.3. Điều trị bệnh kịp thời cho trẻ sơ sinh
Khi mẹ thấy trẻ sơ sinh có những dấu hiệu khó chịu do mắc bệnh lý thì nên đưa con đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời. Mục đích của việc làm này là để trẻ sơ sinh không bị mệt mỏi và chán ăn. Trong trường hợp con bị nhiễm khuẩn ở tai, mũi, đường hô hấp, bố mẹ cần đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.

2.4. Mẹ cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Mẹ cần ăn uống đủ chất để có nguồn sữa ngon, cũng như kích thích khả năng bú của trẻ sơ sinh hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thêm men vi sinh và siro ăn ngon để giảm thiểu tối đa tình trạng biếng ăn, cũng như ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
3. Khi nào mẹ cần phải đưa trẻ sơ sinh biếng ăn đi khám?
Sau 48 tiếng, nếu trẻ sơ sinh không chịu bú sữa thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây ra, cũng như tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đưa con đi thăm khám khi trẻ bỏ bú kèm theo những triệu chứng như sốt, thở khò khè, nghẹt mũi, hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay bị giật mình,…
Thông qua những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng mẹ đã biết: “Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao?”. Để được tư vấn tốt nhất về cách chăm sóc con yêu cũng như sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima, các bạn hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số tổng đài: 1800 1770 nhé!
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả