Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đến tính mạng của người bệnh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Hãy trang bị cho mình kiến thức về triệu chứng của bạch hầu để có biện pháp tốt nhất ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Bài viết dưới đây của Doppelherz sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về bệnh bạch hầu cũng như triệu chứng của bệnh.
I. Triệu chứng của bạch hầu là gì?
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae ở hệ hô hấp trên, niêm mạc và một số vùng da trên cơ thể. Bệnh bạch hầu được phân loại như sau:
1. Bạch hầu tại cơ quan hô hấp trên
Đây là thể bạch hầu gây ảnh hưởng đến các cơ quan thuộc hệ hô hấp trên như: mũi, amidan, cổ họng, thanh quản,…
a, Bệnh bạch hầu ở mũi họng:
Thời gian ủ bệnh: từ 2 – 5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.
Thời kỳ khởi phát:
+ Triệu chứng của bạch hầu ở mũi họng là người bệnh thường sốt ở 37,5 đến 38 độ C. Thường xuyên cảm thấy đau họng, kén ăn, da hơi xanh, mệt mỏi, sổ mũi ở 1 hoặc 2 bên và có thể lẫn cả máu.
+ Khi khám họng, các triệu chứng của bạch hầu rõ ràng hơn khi có thể nhìn thấy họng hơi đỏ, amidan của bệnh nhân có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên.
Thời kỳ toàn phát: vào ngày thứ 2 – 3 của bệnh.
+ Khi này các triệu chứng sẽ chuyển biến nặng nề hơn khi nhiệt độ sốt lên đến 38 – 38,5 độ C, nuốt nước bọt có cảm giác đau rát, da tái xanh đi, mạch đập nhanh và hạ huyết áp.
+ Lúc này, khám họng có thể nhìn thấy được giả mạc lan tràn ở 1 hoặc 2 bên của amidan. Trường hợp nặng khiến giả mạc lan trùm và lưỡi gà và mà hầu của người bệnh bạch hầu. Giả mạc lúc đầu sẽ có màu trắng ngà, sau đó dần ngả sang hơi vàng nhạt và dính chặt vào niêm mạc. Nếu cố tình bóc tách sẽ chảy máu nhưng vài giờ sau mọc lại rất nhanh. Đặc điểm của giả mạc lúc này là dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.
+ Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.
b, Bệnh bạch hầu ở thanh quản: Thường là bạch hầu họng – thanh quản. Bệnh thường ít xuất hiện ở thanh quản đơn thuần.
Triệu chứng của bạch hầu lâm sàng bao gồm: viêm thanh quản cấp với các dấu hiệu là ho liên tục, khản tiếng, khó thở và có tiếng rít ở thanh quản. Càng về lâu dài người bệnh càng khó thở và có thể dẫn đến ngạt thở.
2. Bệnh bạch hầu trên da
Bệnh bạch hầu trên da thường không phổ biến như bạch hầu ở đường hô hấp. Triệu chứng của bạch hầu trên da là xuất hiện các mụn nước, phát bạn và các vết loét xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể người bệnh. Thể bệnh này thường gặp ở người bệnh sinh sống trong môi trường vệ sinh không được đảm bảo.
II. Phòng chống triệu chứng của bạch hầu
- Tiêm phòng là cách tốt nhất: Hãy tiêm phòng bạch hầu đầy đủ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Nhận biết sớm để phòng tránh: Chúng ta cần trang bị kiến thức về bệnh bạch hầu, đặc biệt là các bậc phụ huynh và giáo viên, để sớm nhận biết bệnh, cách ly người bệnh và phòng tránh bằng cách tiêm phòng đầy đủ.
- Cách ly và xét nghiệm: Bất kỳ ai bị viêm họng có màng trắng (giả mạc) nghi ngờ bạch hầu đều phải nhập viện cách ly nghiêm ngặt cho đến khi có 2 kết quả xét nghiệm âm tính (-) với vi khuẩn bạch hầu. Mẫu bệnh phẩm lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi dùng kháng sinh.
- Theo dõi người tiếp xúc: Những người tiếp xúc gần với người bệnh cần xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong 7 ngày. Họ cũng cần tiêm một liều kháng sinh Penicillin hoặc uống Erythromycin từ 7 – 10 ngày.
- Điều trị và cách ly người bệnh: Bệnh nhân dương tính (+) với vi khuẩn bạch hầu cần được điều trị bằng kháng sinh và tạm thời nghỉ học hoặc nghỉ làm (nếu làm trong ngành chế biến thực phẩm) cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính (-).
- Tiêm nhắc lại để không xuất hiện triệu chứng của bạch hầu: Người đã tiêm phòng bạch hầu nhưng từng tiếp xúc với người bệnh nên tiêm nhắc lại một liều giải độc tố bạch hầu.
- Cách ly khi không xét nghiệm được: Nếu không thể xét nghiệm, cần cách ly người bệnh trong 14 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh.
- Vệ sinh môi trường: Nhà ở, trường học, nhà trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ và đủ ánh sáng.
- Giám sát chặt chẽ: Cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp viêm họng giả mạc, nhất là ở những nơi từng có dịch bạch hầu.
- Xét nghiệm người lành mang trùng: Nên lấy mẫu xét nghiệm từ họng của những người từng mắc bệnh và người xung quanh (nếu được) để tìm người lành mang vi khuẩn bạch hầu.
- Đánh giá miễn dịch: Cứ khoảng 5 năm, chúng ta nên đánh giá hiệu quả tiêm chủng bằng cách kiểm tra miễn dịch hoặc làm phản ứng Schick.
- Khử trùng đồ dùng: Tất cả đồ dùng của người bệnh phải được khử trùng bằng cresyl, cloramin B. Bát đĩa, chăn màn, quần áo cần luộc sôi, còn sách vở, đồ chơi cần phơi nắng.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Doppelherz: Bệnh bạch hầu đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp tại Việt Nam, do đó, việc chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình là vô cùng quan trọng. Nâng cao sức đề kháng chính là “lá chắn” hữu hiệu nhất lúc này! Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức miễn dịch từ Doppelherz như: A-Z Fizz, A-Z Depot, Zincodin, Vitamin C 1000 và Kinder Immune – sử dụng được cho cả trẻ em và người lớn.
Hy vọng bài viết trên của Doppelherz đã giải đáp cho bạn về triệu chứng của bạch hầu cũng như làm sao để phòng chống bệnh một cách hiệu quả nhất. Hãy theo dõi Fanpage Doppelherz Vietnam để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất và liên hệ hotline 1800 1770 nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN