Trong công việc, học tập, khả năng tập trung có vai trò quan trọng, quyết định đến kết quả của cả quá trình. Vậy làm sao để tăng cường khả năng tập trung cho não bộ? Đây là vấn đề thắc mắc mà ai cũng mong muốn tìm được câu trả lời. Trong bài viết này, Doppelherz sẽ bật mí những mẹo hay giúp cải thiện sự tập trung cho não bộ, giúp mọi người đạt được kết quả tốt trong công việc, học tập.
1. Vì sao bạn thường xuyên bị xao nhãng, khó tập trung?
Tập trung là “chìa khóa” quan trọng, giúp bạn có thể đạt được thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với nhiều yếu tố khách quan, chủ quan có thể khiến chúng ta bị mất tập trung, xao nhãng trong học tập và công việc. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên không tập trung để có biện pháp rèn luyện sự tập trung hiệu quả.
1.1. Do ảnh hưởng của việc sử dụng Internet quá nhiều
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Internet đối với cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều Internet cũng có thể khiến bạn bị mất tập trung, xao nhãng. Bởi vì trên Internet có quá nhiều thứ hấp dẫn, mọi người không thể bỏ qua, mặc dù mục đích của bạn là tìm hiểu thông tin. Như vậy, việc sử dụng Internet sẽ chiếm của bạn nhiều thời gian, khiến bạn khó có thể tập trung để giải quyết những công việc khác.

1.2. Không có phương pháp làm việc, học tập khoa học
Nếu bạn không có kế hoạch, phương pháp làm việc khoa học sẽ rất dễ bị những tác nhân bên ngoài làm xao nhãng và không đạt được hiệu quả công việc như mong muốn. Bên cạnh đó, việc ôm đồm quá nhiều việc, làm nhiều việc cùng lúc khiến bạn bị phân tâm, mất tập trung.
1.3. Bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường chậm trễ trong công việc, học tập bởi vì họ thường hay quên, khó lập kế hoạch. Những người bị ADHD thường có đặc điểm là không chú ý, bốc đồng, hiếu động, gây ra những thách thức đến trí nhớ và khả năng học tập.
1.4. Rối loạn hoặc suy giảm chức năng nhận thức
Tình trạng rối loạn hoặc suy giảm chức năng nhận thức bao gồm những vấn đề về não bộ và hệ thống thần kinh. Điều này gây ra những ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, nhận thức và khả năng tập trung trong công việc, học tập.
1.5. Căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân khiến mọi người bị xao nhãng, mất tập trung trong cuộc sống. Mọi người hãy dành thời gian để thư giãn, cân bằng cuộc sống, từ đó, đưa ra giải pháp tốt nhất giúp cải thiện sự tập trung cho não bộ.
2. Bật mí những phương pháp tăng khả năng tập trung
2.1. Rèn luyện trí não thường xuyên
Một trong những cách để tăng sự tập trung mọi người có thể áp dụng là rèn luyện trí não thường xuyên. Việc luyện tập thường xuyên sẽ tăng cường khả năng hoạt động cho não bộ, giúp não bộ phản xạ nhanh và chính xác hơn. Mọi người có thể rèn luyện trí não thông qua những trò chơi: sudoku, câu đố ô chữ, trò chơi ghép hình, trò chơi trí nhớ,…
2.2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Một trong những cách tăng độ tập trung đơn giản, hiệu quả chính là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thiếu ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng đến khả năng tập trung, khiến cơ thể mệt mỏi, não bộ phản xạ chậm hơn. Cuộc sống bận rộn, công việc chồng chất làm chúng ta khó có được một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, mọi người cần cố gắng ngủ đủ giấc, mỗi ngày khoảng 7-8 giờ để giúp não bộ phục hồi năng lượng, sẵn sàng tinh thần cho ngày hôm sau. Dưới đây là một số biện pháp giúp mọi người cải thiện chất lượng giấc ngủ:
- Tắt điện thoại, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.
- Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, thoải mái.
- Thư giãn bằng âm nhạc, đọc sách hoặc uống nước nóng trước khi đi ngủ.
- Xây dựng giờ giấc đi ngủ và thức dậy khoa học và thực hiện nghiêm túc giờ giấc ngay cả cuối tuần.

2.3. Sử dụng Internet đúng cách
Mọi người nên sử dụng Internet một cách khoa học, tránh việc sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến công việc và học tập. Bạn có thể cài đặt những ứng dụng nhắc nhở, quản lý thời gian chặt chẽ để hoàn thành đúng công việc được giao. Điều này sẽ giúp mọi người cải thiện sự tập trung vào công việc, giảm tình trạng xao nhãng, mất tập trung.
Sử dụng Internet đúng cách
2.4. Tích cực luyện tập thể dục thể thao
Tích cực luyện tập thể dục thể thao là cách luyện sự tập trung mọi người có thể áp dụng. Mỗi ngày, mọi người nên dành chút thời gian để luyện tập một số môn thể thao như: bơi lội, chơi cầu lông, đá cầu, tập yoga,… Bởi vì việc chơi các môn thể thao sẽ giúp não bộ và các bộ phận khác trên cơ thể phối hợp ăn ý với nhau hơn, từ đó, giúp mọi người tăng cường khả năng tập trung và giải quyết công việc.

2.5. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Các loại thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tập trung và ghi nhớ. Mọi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế ăn quá nhiều đường, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy bổ sung vào thực đơn những thực phẩm tốt cho sức khỏe não bộ, cải thiện sự tập trung như: cá hồi, trứng, bông cải xanh, các loại hạt, quả bơ, quả cam, uống đủ nước,…
2.6. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anti Stress
Song song với việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anti Stress để bổ sung chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết cho hoạt động não bộ. Với thành phần dưỡng chất được tính toán tối ưu, bổ sung mỗi ngày 1 viên Anti Stress có tác dụng hỗ trợ hoạt huyết, tăng lưu lượng tuần hoàn não, hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sự tập trung và tỉnh táo cho cơ thể.

Qua bài viết, chắc hẳn mọi người đã “bỏ túi” được những mẹo hay giúp cải thiện sự tập trung trong công và học tập. Mọi người quan tâm đến các loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe não bộ hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất.
7 Lưu ý khi cho trẻ đi chơi trung thu mà bạn nên biết.
Thiếu vi chất nào dễ làm trẻ chậm lớn, hay ốm vặt
Biếng ăn sinh lý ở trẻ và 04 cách vượt qua
Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ
Có nên sử dụng siro tăng sức đề kháng cho bé không?
Rối loạn tăng động giảm chú ý và những điều cần biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ sớm có lợi ích gì? Làm sao để biết khi nào trẻ đói?
Suy dinh dưỡng cấp tính – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
“Triệu chứng mầm non” – Khi bé cứ tới lớp là ốm
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
Vitamin tổng hợp là gì? Có nên dùng vitamin tổng hợp cho bé?
Siro cho trẻ biếng ăn có thực sự là sự lựa chọn an toàn?
7 cách tăng đề kháng cho bé giai đoạn giao mùa
Review những loại siro ăn ngon cho bé được mẹ tin dùng