Trẻ 1 tuổi biếng ăn chậm tăng cân là câu chuyện khiến các bậc phụ huynh rất đau đầu. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng của trẻ nhỏ vì lúc này, con đang tập làm quen với đồ ăn dặm để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, bố mẹ đừng bỏ qua bài viết sau đây của Doppelherz để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 1 tuổi biếng ăn và chậm tăng cân.
1. Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn chậm tăng cân
Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Lúc này, bé thường có xu hướng chán ăn và từ chối ăn, hoặc chỉ ăn những loại thức ăn nhất định. Khi đến bữa ăn chính, con thường tỏ thái độ không muốn ăn và thường xuyên trốn tránh.
Trong lúc ăn, những bé biếng ăn thường có những động thái như ngậm cháo, thức ăn, bột và không chịu nhai nuốt. Dường như bữa ăn chính là một cực hình với các con.
Tình trạng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi nếu kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu không có sự quan tâm đúng cách và không được khắc phục một cách khoa học, trẻ biếng ăn có thể bị chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng và không thể phát triển toàn diện.
Trẻ 1 tuổi mắc chứng biếng ăn là điều vô cùng phổ biến. Biếng ăn và chậm tăng cân ở trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong số đó, một số nguyên nhân chính bố mẹ dễ nhận biết nhất là:
1.1. Trẻ 1 tuổi đang mọc răng
Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn, có xu hướng bỏ bữa và chậm tăng cân là do mọc răng. Trên thực tế, từ 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu tập và làm quen với một số loại thức ăn như bột ăn dặm, cháo, các loại rau củ luộc,… phù hợp với sở thích, thói quen, cũng như sự phát triển của con.
Tuy nhiên, trẻ thường cảm thấy khó chịu, đau đớn khi mọc răng nên sẽ quấy khóc nhiều hơn. Do đó, bố mẹ có thể thấy trẻ có những biểu hiện như khóc thét và không chịu ăn. Vì vậy, các bạn nên quan sát và kiểm tra xem con có đang mọc răng hay không nếu bé có biểu hiện chán ăn, bỏ ăn. Từ đó, phụ huynh sẽ tìm ra cách chăm sóc trẻ đúng đắn hơn.
1.2. Trẻ 1 tuổi chưa quen với thức ăn
Như đã nói ở trên, khi trẻ được 6 tháng tuổi, bố mẹ thường bắt đầu cho con tập làm quen với một số loại thức ăn. Lúc đầu, các bạn có thể cho bé ăn bột ăn dặm và các loại rau củ luộc để con tập mút. Sau đó là tới các loại bột dinh dưỡng và cháo cho trẻ tập ăn.
Tuy nhiên, khi bắt đầu chuyển sang ăn bột và cháo, con sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và chưa thích nghi được với cách ăn mới này. Do đó, có thể dẫn tới tình trạng bé không ăn ngay. Sau khi đã quen dần thì con sẽ ăn trở lại bình thường nên bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều khi trẻ gặp phải tình trạng này.
1.4. Thực đơn cho trẻ 1 tuổi nhàm chán và không phong phú
Nhiều ông bố, bà mẹ thường chỉ cho con ăn một số món nhất định mà không chịu cập nhật và thường xuyên thay đổi thực đơn, món ăn đa dạng cho con. Chính điều này khiến con cảm thấy thức ăn rất nhàm chán và không hứng thú khi ăn uống. Dần dần con sẽ trở nên biếng ăn và có xu hướng lười ăn, ăn ít đi, thậm chí là bỏ bữa.
1.5. Do bố mẹ cho con ăn nhiều bữa phụ
Khi bố mẹ không cho trẻ 1 tuổi ăn uống khoa học và phân chia bữa ăn chính, bữa ăn phụ không hợp lý thì con cũng sẽ trở nên biếng ăn. Nguyên nhân là do nếu khoảng cách giữa bữa chính và bữa phụ quá ngắn, con kịp tiêu hóa đã tiếp tục ăn tiếp thì trẻ sẽ không thể ăn và dẫn đến hiện tượng biếng ăn.
1.6. Trẻ 1 tuổi biếng ăn chậm tăng cân do mắc bệnh lý
Nếu trẻ 1 tuổi biếng ăn và chậm tăng cân mà không có biểu hiện mọc răng sữa, cũng không phải là do không quen với thức ăn hoặc ăn quá nhiều bữa phụ,… có thể nguyên nhân có thể là xuất phát từ việc con mắc phải bệnh lý nào đó. Lúc này, bé có thể mắc phải rất nhiều căn bệnh khác nhau liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu,…
Cũng có thể là do con mắc một số căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, sốt, viêm phổi,… Tất cả những bệnh lý này đều gây ra tâm lý biếng ăn ở trẻ nhỏ.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi biếng ăn chậm lớn
Đối với các bé 1 tuổi, thực đơn của con phải đảm bảo một số chất dinh dưỡng nhất định để con có thể phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Cụ thể như sau:
2.1. 3 bữa chính mỗi ngày tương đương với 100 – 150gr gạo
Bố mẹ nên tạo cho con thói quen phân chia bữa ăn chính và bữa ăn phụ rõ rệt. Trong đó, các bạn phải quy định rõ thời gian bữa chính và bữa phụ là bao nhiêu lâu. Từ đó, thực hiện đúng thời gian và giờ giấc để con có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.
Khi bé mới tập ăn dặm, bố mẹ cần phải cân đối sao cho phù hợp nhất với con. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều vì sẽ khiến bé căng thẳng, chán ăn và lười ăn.
2.2. Bổ sung khoảng 30 – 140gr chất béo mỗi ngày
Chất béo đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ 1 tuổi. Đây là chất giúp trẻ có thể hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Đồng thời tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ ăn ngon miệng, mau ăn chóng lớn.
Tuy nhiên, phụ huynh không nên cho con ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến tình trạng trẻ thừa cân và béo phì. Từ đó dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,…
2.3. Bổ sung khoảng 100 – 120gr chất đạm mỗi ngày
Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ 1 tuổi khoảng 100 – 120gr thịt hoặc tôm, cá và cua các loại mỗi ngày. Trong trường hợp sử dụng 2 loại thực phẩm giàu đạm để chế biến thức ăn cho con, các bạn phải chia đôi tỉ lệ để bảo đảm ngưỡng 100 – 120gr/ ngày.
Lưu ý, tuyệt đối không cho con ăn vượt ngưỡng trên vì nếu trẻ ăn quá nhiều chất đạm sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm như táo bón, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,… Từ đó khiến trẻ 1 tuổi cảm thấy rất khó chịu và lười ăn hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ còn có thể cho con ăn trứng gà. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bạn nên cho con ăn 1 quả trứng mỗi ngày với thời gian là khoảng 3 ngày/ lần.
2.4. Bổ sung khoảng 50 – 100gr rau xanh, hoa quả mỗi ngày
Các loại rau xanh và hoa quả thực sự quan trọng với chúng ta, đặc biệt là trẻ 1 tuổi. Đây chính là chất xơ quan trọng để giúp con tiêu hóa tốt và tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Đồng thời có thể ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến chứng táo bón, khó tiêu, nóng trong người,…
2.5. Bổ sung khoảng 600 – 800ml sữa mỗi ngày cho trẻ 1 tuổi
Bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bố mẹ cũng đừng quên cho con uống sữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 1 tuổi cần được cung cấp khoảng 600 – 800ml sữa/ ngày để bảo đảm cung cấp đủ chất và năng lượng cho các hoạt động.
Tùy theo sở thích của con và điều kiện kinh tế mà bố mẹ có thể lựa chọn loại sữa sao cho phù hợp nhất với trẻ. Tuy nhiên, các bạn cũng phải theo dõi xem loại sữa công thức nào là thích hợp với con. Trong trường hợp bé có dấu hiệu bị dị ứng với sữa hoặc gặp bất cứ vấn đề bất thường nào, phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
3. Kinder Optima – Siro ăn ngon và cải thiện tầm vóc cho trẻ
Kinder Optima là loại siro ăn ngon và cải thiện tầm vóc cho trẻ thuộc thương hiệu Doppelherz. Sản phẩm này được bào chế theo công thức ưu việt, cung cấp Axit amin L-Lysine và 17 loại vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu khác. Do đó, Kinder Optima mang đến những tác dụng tuyệt vời cho trẻ như sau:
– Giúp hỗ trợ tăng cường thể trạng, tăng hấp thu, tăng cân nặng, tăng chiều cao, mang lại hiệu quả lâu dài và không gây ra tình trạng tăng cân ảo.
– Không chỉ kích thích tiêu hóa và giúp bé ăn ngon mà còn giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, quá trình phát triển của con.
– Siro ăn ngon Kinder Optima có vị cam dễ uống và được bào chế dưới dạng chai 100ml nên có thể mang đi bất cứ nơi đâu.
– Kinder Optima rất an toàn khi sử dụng kèm với chế độ ăn uống thông thường của trẻ em.
Tuy nhiên, bố mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những điều bố mẹ nên biết về tình trạng trẻ 1 tuổi biếng ăn chậm tăng cân. Để giúp con ăn ngon hơn và tăng cân tốt hơn, cũng như tìm hiểu thêm về sản phẩm Kinder Optima, các bạn có thể liên hệ với chuyên viên tư vấn của Doppelherz theo số hotline: 1800 1770.
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ