Đối với người phụ nữ, mang thai là một hành trình tràn ngập niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng đầy lo âu, vất vả. Việc nhận biết sớm dấu hiệu phụ nữ mang thai có vai trò quan trọng, giúp mẹ bầu chủ động chăm sóc sức khỏe thai kỳ, giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Trong bài viết này, Doppelherz sẽ chỉ ra những dấu hiệu nhận biết phụ nữ đang mang thai, đồng thời, gợi ý chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho mẹ bầu.
1. Dấu hiệu phụ nữ mang thai là gì?
Hiện nay, có nhiều phương pháp để xác định chính xác phụ nữ có mang thai hay không như: que thử thai, xét nghiệm, siêu âm,… Tuy nhiên, mẹ bầu có thể tự nhận biết bản thân mang thai dựa vào những dấu hiệu sau:
1.1. Đau tức ngực
Đau tức ngực là một dấu hiệu điển hình để mẹ bầu nhận biết thai kỳ sớm. Bởi vì khi mang thai, hormone trong cơ thể người phụ nữ tăng lên nhanh chóng, khiến cho ngực sưng to và đau nhức. Hiện tượng đau nhức này sẽ giảm dần và biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ do cơ thể đã điều hòa lại nội tiết tố nữ. Để giảm thiểu tình trạng đau tức ngực, mẹ bầu nên chọn mặc những chiếc áo lót rộng, chất liệu cotton, không gọng, thường xuyên massage vùng ngực để cảm thấy dễ chịu hơn.
1.2. Chậm kinh
Chậm kinh là dấu hiệu phổ biến, dễ dàng nhận biết nhất trong thai kỳ. Bởi vì sau quá trình thụ thai, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG, chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ không xảy ra.
1.3. Bị chuột rút
Bị chuột rút là dấu hiệu mà ít phụ nữ có bầu để ý đến. Trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, tử cung của người mẹ sẽ bị giãn ra để sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé. Tử cung sẽ tạo nên áp lực ở mạch máu chi dưới, gây nên tình trạng chuột rút ở phụ nữ có thai. Vì thế, mẹ bầu có thể massage nhẹ nhàng, bổ sung canxi đầy đủ để làm giảm tình trạng này.
1.4. Chóng mặt, buồn nôn
Khoảng 80% phụ nữ khi mang thai đều bị buồn nôn vào buổi sáng trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự gia tăng của hormone estrogen và progesterone. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu để làm giảm bớt tình trạng ốm nghén này là uống nhiều nước, ăn bánh mì, bánh quy để bớt buồn nôn.
1.5. Xuất hiện vết máu báo thai
Khoảng 10 ngày sau khi thụ thai, thai phụ sẽ gặp tình trạng ra máu âm đạo, kèm theo dấu hiệu đau quặn nhẹ ở vùng dưới bụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do phôi di chuyển vào trong tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung. Nhiều người bị nhầm lẫn giữa máu báo có thai và chu kỳ kinh nguyệt, nhưng nếu bạn chú ý một chút sẽ nhận ra hiện tượng xuất huyết này ít hơn hẳn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
1.6. Mệt mỏi
Mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi ở những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân là do cơ thể người mẹ chưa quen với việc bị tốn một phần năng lượng để cung cấp cho quá trình phát triển của thai nhi. Để khắc phục tình trạng mệt mỏi khi mang thai, mẹ bầu nên cố gắng ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
1.7. Đi tiểu nhiều hơn
Khi mang thai, tử cung của người mẹ phát triển để nuôi dưỡng phôi thai, điều này gây ra áo lực chèn ép vào bàng quan, dẫn đến tình trạng mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Thai nhi càng lớn thì bàng quang càng bị chèn ép khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn.
1.8. Chóng mặt, choáng váng
Phụ nữ mang thai sẽ có sự thay đổi trong hệ thống tim mạch như: nhịp tim tăng cao, tốc độ bơm máu tăng lên, lượng máu lưu thông trong cơ thể được đẩy mạnh. Những thay đổi này khiến cho các bộ phận trong cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi, Đôi khi, sự điều chỉnh không kịp thời sẽ khiến mẹ bầu xuất hiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng thậm chí bị ngất xỉu.
2. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu
Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là nhân tố quyết định đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là 7 nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu, mọi người hãy tham khảo để áp dụng để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển tốt:
2.1. Thực đơn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất
Thực đơn cho phụ nữ mang thai cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường bổ sung thêm chất đạm, vitamin và khoáng chất như: sắt, axit folic, canxi,… Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ thì mọi người nên điều chỉnh lại thực đơn ăn uống để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
2.2. Hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Hạn chế ăn những thực phẩm tươi sống, chưa chế biến chín vì những loại này có thể chứa vi khuẩn không tốt cho sức khỏe thai nhi. Đồng thời, phụ nữ mang thai không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn để có một thai kỳ khỏe mạnh.
2.3. Ăn liên tục, chia thành nhiều bữa nhỏ
Mọi người có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế những cảm giác khó chịu trong thai kỳ như: buồn nôn, chán ăn, khó tiêu,… Nếu chỉ ăn vào bữa chính sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đói, không cung cấp đủ năng lượng cho cả mẹ bầu và thai nhi, do đó, mọi người hãy ăn bất cứ khi nào bạn có thể để bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.
2.4. Nên sử dụng vitamin tổng hợp cho phụ nữ chuẩn bị mang thai
Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ. Vì vậy, mọi người hãy bổ sung thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, trang bị hành trang để đón con yêu chào đời. Mẹ bầu có thể lựa chọn sử dụng viên uống bổ bầu Vital Pregna để cung cấp DHA, omega 3, acid folic cùng nhiều vitamin và khoáng chất cho phụ nữ trước khi mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết sớm thai kỳ, đồng thời, gợi ý cách xây dựng thực đơn hợp lý cho phụ nữ mang thai. Mong rằng với những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp mẹ bầu thiết lập được chế độ dinh dưỡng khoa học giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển vượt trội. Mọi người có bất cứ thắc mắc nào về dinh dưỡng trong thai kỳ hãy liên hệ với Doppelherz để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN