Một chế độ dinh dưỡng phù hợp khi mang thai, kết hợp với nghỉ ngơi và vận động hợp lý sẽ giúp mẹ bầu có đủ sức khỏe, thai nhi phát triển tối ưu. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng giữa vì đây là lúc thai nhi phát triển nhanh chóng. Và câu hỏi được đặt ra là: “Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì?” Hãy cùng Doppelherz đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này với bài viết bên dưới đây nhé!
1. Những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng giữa
Mẹ bầu cần cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong suốt thai kỳ để tăng cân đều đặn. Theo các chuyên gia, những người phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa sẽ cần thêm 340 kcal/ ngày. Để bảo đảm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa của thai kỳ, chị em cần phải uống đủ nước và ăn 4 nhóm thực phẩm như bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Một số chất dinh dưỡng quan trọng mà mẹ bầu nhất định phải bổ sung trong 3 tháng giữa của thai kỳ là:
1.1. Mẹ bầu trong 3 tháng giữa nên bổ sung chất đạm
Chất đạm vô cùng cần thiết để hình thành nhau thai, bào thai và mô cơ thể bé. Do đó, mẹ bầu nên tăng cường ăn những loại thực phẩm giàu chất đạm như cá, thịt, trứng, các loại đậu, sữa. Hàm lượng protein khuyến nghị trong thời gian mang thai là 60 – 70g/ ngày.
1.2. Mẹ bầu trong 3 tháng giữa nên bổ sung chất sắt
Cơ thể con người dùng sắt để tạo ra Hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu mang oxy tới các mô. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần gấp đôi lượng sắt so với lúc chưa mang thai. Việc tăng chất sắt này nhằm tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp oxy cho thai nhi.
Lượng sắt mà phụ nữ mang thai 3 tháng giữa cần là 27mg/ ngày. Thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, đậu, cá, ngũ cốc là những loại thực phẩm cung cấp chất sắt dồi dào. Bên cạnh đó, ngay từ khi phát hiện có thai, chị em nên bổ sung thêm viên uống Vital Pregna để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
1.3. Mẹ bầu trong 3 tháng giữa nên bổ sung vitamin C
Những loại thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, cam, ổi và dâu tây giúp thúc đẩy sự phát triển xương ở thai nhi, cũng như tăng cường hấp thu sắt. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần bổ sung 85mg vitamin C/ ngày.
1.4. Mẹ bầu trong 3 tháng giữa nên bổ sung canxi
Canxi là vi chất dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa. Đây là khoảng thời gian thai nhi phát triển nhanh chóng và hệ xương phát triển mạnh mẽ. Do đó, việc bổ sung canxi trong giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng.
Mỗi mẹ bầu ở tuổi trưởng thành cần 1000mcg canxi/ ngày trong suốt thời gian mang thai. Sữa và các chế phẩm từ sữa chính là nguồn hấp thu canxi tốt nhất. Bên cạnh đó, cải xoăn và bông cải xanh, cùng một số loại ngũ cốc, trái cây cũng giúp bổ sung canxi.
1.5. Mẹ bầu trong 3 tháng giữa nên bổ sung vitamin D
Vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thu photpho và canxi tốt hơn để hình thành hệ xương. Thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi máu, nhuyễn xương,…
Theo các chuyên gia, mỗi thai cần bổ sung 600 IU canxi/ ngày. Để có đủ hàm lượng vitamin D cần thiết, mẹ bầu có thể lựa chọn những loại thực phẩm như trứng, cá hồi, nước cam, sữa và không quên tắm nắng mỗi ngày.
1.6. Mẹ bầu trong 3 tháng giữa nên bổ sung acid folic
Acid folic giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và sinh non. Nhu cầu acid folic ở phụ nữ mang thai 3 tháng giữa là 600mcg/ ngày. Do đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung những loại thực phẩm giàu acid folic như rau chân vịt, ngũ cốc, bông cải xanh, các loại đậu, trái cây họ cam quýt. Bên cạnh thực phẩm, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm acid folic với Vital Pregna theo chỉ định của bác sĩ.
1.7. Mẹ bầu trong 3 tháng giữa nên bổ sung DHA
DHA là axit béo Omega 3 vô cùng quan trọng với sự phát triển thần kinh của thai nhi. Để tăng cường DHA, mẹ bầu nên ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá trích, cá trống, cá mòi,…
2. Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì để con khỏe mạnh?
Những loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng giữa của thai kỳ là:
2.1. Những loại thực phẩm mẹ bầu tháng thứ 4 nên ăn
Trong khoảng thời gian này, tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu hầu như chấm dứt. Đây là lúc mẹ bầu bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn trong việc ăn uống.
Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt như thịt, đậu, ngũ cốc, rau chân vịt,… Để tăng cường sự hấp thu sắt từ thực vật và viên uống tổng hợp, mẹ bầu hãy sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống giàu vitamin C như nước ép cà chua, nước cam hoặc dâu tây.
2.2. Những loại thực phẩm mẹ bầu tháng thứ 5 nên ăn
Khi mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu cần tiếp tục ăn những loại thực phẩm tốt để duy trì sự phát triển của não bộ và những cơ quan khác trong cơ thể thai nhi. Bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi rất tốt trong thời điểm này vì nó sẽ bảo đảm hệ xương của bé được phát triển toàn diện. Một số loại thực phẩm giàu canxi mẹ bầu nên bổ sung vào tháng thứ 5 của thai kỳ là ngũ cốc, sữa, sữa chua ít đường, phô mai, nước cam, rau chân vịt,…
2.3. Những loại thực phẩm mẹ bầu tháng thứ 6 nên ăn
Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón vì hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại để tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng cho hai mẹ con. Để hạn chế tình trạng này, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu giàu chất xơ, trái cây tươi và uống đủ nước trong ngày. Bảo đảm lượng chất xơ tương ứng là khoảng 25 – 30g/ ngày.
3. Một số điều cần lưu ý về dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ
Trong suốt cả thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa, mẹ bầu cần phải lưu ý những điều như sau:
– Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích. Trong trường hợp người xung quanh hút thuốc lá, các bạn nên tránh xa để không hít phải khói thuốc độc hại. Bởi vì những chất kích thích có thể khiến tim đập nhanh, gây đau đầu, buồn nôn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Giảm ăn những gia vị cay và chua như ớt, giấm, tiêu, tỏi vì chúng có thể gây trĩ, đau dạ dày, táo bón.
– Hạn chế uống cà phê và ăn thức ăn chế biến sẵn.
– Chọn thực phẩm sạch, tươi và có giá trị dinh dưỡng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, uống sôi, ăn chín.
– Không ăn no trước khi đi ngủ và nên ngồi thẳng khi ăn, ăn chậm.
– Nếu bị ốm nghén, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và tránh ăn những món ăn có mùi.
– Giảm ăn mặn với những mẹ bầu bị tăng huyết áp, phù hoặc nhiễm độc thai nghén để tránh gặp tai biến khi sinh.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp thắc mắc: “Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì?”. Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu không ốm nghén nhiều, có thể ăn uống thoải mái hơn nên cần ăn đủ chất để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho nhu cầu của hai mẹ con. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các bạn nên xây dựng thực đơn khoa học, bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vital Pregna theo khuyến cáo của bác sĩ. Hãy gọi ngay cho Doppelherz theo số hotline: 18001770 để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn thêm về sản phẩm Vital Pregna.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN