Hiện nay đái tháo đường gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do đó việc khắc phục kịp thời là rất quan trọng. Một trong những yếu tố quyết định là chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Trong bài viết này, Doppelherz gợi ý cho bạn đọc một số thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường khoa học, hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra tiểu đường là do rối loạn hoặc thiếu hormone insulin. Glucozơ không được chuyển hóa và tích tụ lâu trong máu. Theo thời gian gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Tiểu đường được chia thành 2 nhóm là: tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Có thể hiểu rằng bệnh tiểu đường type 2 là do cơ thể sử dụng insulin không đúng cách, khiến đường huyết tăng cao. Tuyến tụy vì thế cần tăng lượng insulin tiết ra để bù cân bằng mức đường huyết và bù đắp sự thiếu hụt.

- Nguyên nhân gây tiểu đường type 2 hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số trường hợp được xác nhận do di truyền. Một số khác lại ghi nhận có liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì. Một số nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường gồm: tiền sử gia đình có người bị tiểu đường, bản thân bị tiểu đường thai kỳ, tiền sử bị các bệnh về tim, gan. Và theo thống kê, những người ít hoạt động thể lực, thừa cân, béo phì, huyết áp cao cũng có nguy có mắc tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng tiểu đường đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
2. Triệu chứng bệnh tiểu đường
Các triệu chứng bệnh tiểu đường âm thầm phát triển theo thời gian và hầu hết không có những triệu chứng rõ ràng. Do đó bệnh nhân rất khó phát hiện. Một số dấu hiệu có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường gồm:
- Nhiễm trùng nấm men: Bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.
- Vết thương chậm lành: Lượng đường trong máu quá cao gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu của cơ thể, tổn thương hệ thần kinh, khiến các vết thương khó lành. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy đau hoặc tê ở chân.
3. Bệnh nhân tiểu đường cần những thực phẩm gì?
Bệnh nhân tiểu đường nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp dưới 55 nhưng vẫn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết như:
- Thực phẩm giàu glucid: Nên chọn các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen,… không nên lựa chọn gạo, mì ngô, khoai và miến dong…
- Sản phẩm giàu protein như thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng.
- Sản phẩm chứa lipid: bệnh nhân tiểu đường không nên ăn những sản phẩm nhiều chất béo bão hòa như các loại nội động vật, mỡ, bơ hay pho mát… Cần tránh các loại đồ ăn chiên rán và các đồ ăn nhanh. Nên chọn các chất béo không bão hòa có trong bơ, hạnh nhân, quả hồ đào, quả óc chó, hướng dương. Như vậy, có thể giúp giảm cholesterol.
- Cung cấp vitamin và khoáng thông qua các loại rau, củ, quả tươi. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn những loại rau có màu xanh lá cây như rau cải, súp lơ, dưa leo, bắp cải… hạn chế ăn những quả có chỉ số đường huyết cao như: chuối, mít, na. Bệnh nhân bị tiểu đường đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 nên ăn các loại quả như bưởi, lê, táo, cam… Vì các loại hoa hoa quả này có chỉ số đường huyết thấp và không gây tích đường.

- Các yếu tố vi lượng nên được bổ sung đầy đủ dụ sắt, muối (ở mức độ cho phép) và đặc biệt bệnh nhân tiểu đường không nên hút thuốc lá.
4. Những yêu cầu về dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
- Bữa sáng: Đây là bữa ăn nhằm cung cấp năng lượng cho cả một ngày. Ngoài ra với bệnh nhân tiểu đường, bữa sáng còn có tác dụng ổn định đường huyết trong 1 ngày dài. Vì vậy, bữa sáng cần phải đảm bảo đủ 3 dưỡng chất theo các tỷ lệ sau: ¼ lượng tinh bột, ½ lượng chất đạm, ½ lượng chất xơ.
- Bữa trưa: Đây là một trong những bữa chính trong ngày nhằm cung cấp năng lượng cho buổi chiểu. Vì thế trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường thì bữa trưa cần ¼ lượng tinh bột, ¼ lượng chất đạm và ½ lượng chất xơ.
- Bữa tối là bữa ăn cuối cùng trong một ngày và rất dễ gây ảnh hưởng tới đường huyết nếu ăn nhiều. Tuy vậy trong bữa tối, thực đơn vẫn cần đảm bảo ¼ lượng tinh bột, ¼ lượng chất đạm và ½ lượng chất xơ từ rau xanh nhưng lượng cần giảm so với bữa trưa từ ½ hoặc ⅓ .
5. Gợi ý thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
5.1. Thực đơn gợi ý 1
5.1.1. Bữa sáng
Gợi ý thực đơn cho bữa sáng là một bát bún, một tô phở hoặc mì, bánh đa,…Lượng dinh dưỡng trong bữa sáng này gồm:
- ¼ lượng tinh bột (khoảng 100 – 150g bún/phở/mì gạo)
- ½ lượng chất đạm (khoảng 100g thịt gà, thịt bò, cá, thịt lợn, tôm, cua…)
- ½ lượng chất xơ (rau, dưa, xà lách, bắp cải, rau cần…).
Lưu ý rằng người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bún, phở, mì gạo. Nếu ăn thì nên giảm một nửa lượng trong bát bình thường và không nên dùng thêm quẩy bởi quẩy chứa tinh bột và nhiều chất béo không tốt cho người bệnh tiểu đường.
5.1.2. Bữa trưa
Lượng dinh dưỡng trong bữa trưa này gồm:
- ¼ lượng tinh bột từ cơm gạo lứt (1 chén nhỏ)
- ¼ lượng chất đạm từ canh trứng cà chua (1 quả trứng ) và thêm 1 đĩa nhỏ mướp đắng xào tôm tươi (khoảng 50g tôm)
- ½ lượng chất xơ từ các món rau như cà rốt, cà tím, mướp đắng.

5.1.3. Bữa tối
Lượng dinh dưỡng trong bữa tối này gồm:
- ¼ lượng tinh bột từ cơm gạo lứt (⅔ chén).
- ¼ lượng chất đạm từ thịt trong món canh mướp đắng nhồi thịt (150g mướp đắng, 80g thịt nạc, 5g nấm).
- ½ lượng chất xơ từ mướp đắng và đậu phụ kho tương (150g đậu phụ) cùng ½ trái cam.
5.2. Thực đơn gợi ý 2
5.2.1. Bữa sáng
Lượng dinh dưỡng trong bữa sáng này gồm:
- ¼ lượng tinh bột từ ½ bát xôi nhỏ
- ½ lượng chất đạm từ trứng, thịt, giò…
- ¼ lượng chất xơ từ rau sống, dưa chuột, dưa nộm…
Lưu ý với bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường với bún, mì, phở cần giảm 1/2 số lượng mì so với người bình thường.
5.2.2. Bữa trưa
Lượng ding dưỡng trong bữa trưa bao gồm:
- ¼ lượng tinh bột từ bún, mì, phở (1 bát con)
- ¼ lượng chất đạm từ cá nục kho cà chua (khoảng ½ con cá nục vừa)
- ½ lượng chất xơ từ rau, củ luộc và thêm ⅙ trái thanh long cỡ vừa để tráng miệng.
5.2.3. Bữa tối
Lượng dinh dưỡng trong bữa tối này gồm:
- ¼ lượng tinh bột bún (⅔ chén).
- ¼ lượng chất đạm trong món canh cá rô (khoảng 1 chén con canh cá rô với 100g cá rô).
- ½ lượng chất xơ từ 1 đĩa vừa rau củ luộc và ½ củ đậu.

6. Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên dung hòa giữa những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp dung hòa lượng đường trong cơ thể.
- Lưu ý về thứ tự khi ăn: Để tránh đường việc đường huyết tăng nhanh thì người tiểu đường nên sử dụng rau, canh,… trước sau đó mới sử dụng cơm cuối cùng. Đồng thười nó cũng làm giảm cảm giác bị đói và hạn chế tinh bột.
- Cách chế biến món ăn tốt nhất: luộc, hấp, hạn chế chiên, xào.
- Không ăn nội tạng động vật.
- Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhạt, sử dụng ít hơn 6g muối mỗi ngày.
- Bổ sung vitamin và chất xơ từ các loại rau xanh và hoa quả tươi.
- Giải pháp song hành cùng thực đơn tiểu đường giúp ổn định đường huyết, phòng biến chứng đó là sử dựng sản phẩm chăm sóc sức khỏe Coenzyme Q10.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thêm những lựa chọn đa dạng hơn trong thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường và những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe bản thân. Đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường. Nếu các bạn có bất cứ thắc gì về sản phẩm chăm sóc sức khỏe Coenzyme Q10 thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 18001770 để được hỗ trợ và tư vấn.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả