Huyết áp cao là bao nhiêu? Thực phẩm cho người huyết áp cao

Huyết áp cao là bao nhiêu? Những thực phẩm người huyết áp cao nên dùng

Huyết áp cao luôn là nỗi ám ảnh về sức khỏe của nhiều người và đang có dấu hiệu dần trẻ hóa. Vậy huyết áp cao là bao nhiêu và những thực phẩm nào người huyết áp cao nên dùng để cải thiện sức khỏe. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Doppelherz để được giải đáp thắc mắc.

Huyết áp cao là bao nhiêu? Bạn đã biết?

Huyết áp cao là gì? Huyết áp cao là bệnh thường rất hay gặp ở người lớn tuổi. Đây là tình trạng mà áp lực máu lên thành động mạch tăng cao so với mức bình thường. Ở mức bình thường, hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 120/80 mmHg. 

Vậy huyết áp bao nhiêu là cao? Hai chỉ số huyết áp tâm thu >140mmHg, huyết áp tâm trương >90mmHg thì được xem là tăng huyết áp. Mức độ tăng huyết áp nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của các chỉ số này.

Nếu tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: nguy cơ nhồi máu cơ tim, nguy cơ đột quỵ, tử vong hoặc để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Huyết áp bao nhiêu là cao? Hai chỉ số huyết áp tâm thu >140mmHg, huyết áp tâm trương >90mmHg thì được xem là cao huyết áp. 
Huyết áp bao nhiêu là cao? Huyết áp tâm thu >140mmHg, huyết áp tâm trương >90mmHg thì được xem là cao huyết áp.

Điểm danh những triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Thông thường, tùy vào mức độ tăng huyết áp mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân không có những triệu chứng dễ nhận biết. Với những bệnh nhân tăng huyết áp sẽ có những dấu hiệu chung khi tăng huyết áp tăng bất thường như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đi không vững vàng, dễ ngất xỉu… Ở mức độ nặng, tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu, nhồi máu cơ tim, gây tử vong…

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng huyết áp cao

Có nhiều nguyên nhân huyết áp cao, tuy nhiên, trong y học, người ta phân biệt cao huyết áp đến từ 2 nguyên nhân chủ yếu, đó là bệnh vô căn và bệnh có căn nguyên. Đồng thời, chia thành 2 dạng bệnh với cùng nguyên nhân đó là:

Tăng huyết áp do nguyên phát 

Theo thống kê, có khoảng 90% các trường hợp tăng huyết áp do không xác định được nguyên nhân.

Bệnh có tính chất di truyền, nhiều trường trường hợp gia đình cũng mắc tình trạng này, đặc biệt, khi lớn tuổi hoặc mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác dễ đưa đơn mắc bệnh cao huyết áp như: thói quen ăn đồ mặn, uống rượu bia nhiều, dư cân, béo phì, ít vận động, căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.

Nguyên nhân cao huyết áp thứ phát

Khi đã xác định được nguyên nhân trực tiếp thì gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tình trạng này chiếm khoảng 10% các ca bệnh nhưng nếu điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh có thể khỏi. Các nguyên nhân trực tiếp gây bệnh chủ yếu là:

  • Bệnh thận: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất trong tăng huyết áp thứ phát ( bệnh viêm cầu thận, suy thận mãn tính, hẹp động mạch thận, suy thận mãn…)
  • Bệnh lý tuyến thượng thận, đây là tuyến nội tiết nằm ngay phía trên thận mỗi bên, tiết ra hormone điều hòa muối, nước, huyết áp của cơ thể. Nếu u tuyến này tiết bất thường các hormon sẽ làm tăng huyết áp. Điều trị cắt bỏ khối u có thể chữa khỏi bệnh cao huyết áp, không cần uống thuốc lâu dài hoặc giảm bớt lượng thuốc.
  • Một số bệnh lý nội tiết khác cũng khiến tăng huyết áp như: suy giáp, cường giáp, bệnh Cushing…
  • Có một số loại thuốc chứa corticoid (điều trị bệnh viêm khớp, Lupus, dị ứng, hen suyễn…) kháng viêm, giảm đau, hormone thay thế hoặc thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Bệnh tăng huyết áp ở trẻ em hay người trẻ tuổi cần phải loại trừ bệnh tim bẩm sinh do eo hẹp động mạch chủ. Khi đo huyết áp ở hai tay cao, trong khi huyết áp ở chân thì chân không đo được. Điều trị bệnh này cần phải phẫu thuật hoặc nong, đặt stent trong lòng động mạch chủ đoạn hẹp. 

Bệnh cao huyết áp gây ra những biến chứng nào?

Cao huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:

Nguy cơ thiếu máu cơ tim 

Tăng huyết áp là vấn đề từ áp lực của mạch máu, khi gặp tình trạng này, động mạch vành bị tắc nghẽn khiến cho máu truyền tới tim bị giảm rõ rệt. bệnh nhân thường có biểu hiện đau ngực trái, cơn đau kéo dài từ 15 đến 20 phút, lan đến cánh tay.

Tăng huyết áp gây nguy cơ thiếu máu cơ tim 
Tăng huyết áp gây nguy cơ thiếu máu cơ tim

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ

Tình trạng cao huyết áp khiến cho bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng phì đại thất trái, nhất là những người béo phù, cao tuổi. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân dễ bị tình trạng suy tim, tăng nguy cơ đột quỵ, tăng khả năng tử vong. Những bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp cần đặc biệt lưu ý, khi làm việc quá căng thẳng, sốc tâm lý, mệt mỏi quá sức cũng rất dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ.

Huyết áp cao gây ra các biến chứng nguy hiểm khác

Nguyên nhân cao huyết áp khó xác định, vì thế gây khó khăn cho việc điều trị với nhiều bệnh nhân. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ với các biến chứng nguy hiểm khác, trong đó phải kể đến là tình trạng: tai biến mạch máu não, ảnh hưởng thị lực, xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến khả năng vận động… Bệnh nhân cao huyết áp cần được theo dõi sức khỏe cẩn thận, thường xuyên, theo dõi huyết áp hàng ngày để kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp bất thường.

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ

Mách bạn các biện pháp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Tăng huyết áp là dạng bệnh không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng, tình trạng tăng huyết áp quá cao sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, để kiểm soát huyết áp tăng hiệu quả, bệnh nhân cao huyết áp cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Duy trì dùng thuốc: Với các bệnh nhân cao tuổi đã được xác định là mắc bệnh cao huyết áp, cần duy trì sử dụng thuốc ổn định huyết áp hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, điều trị các bệnh lý được coi là căn nguyên gây ra bệnh lý cao huyết áp.
  • Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên: Bệnh nhân cần đo huyết áp tại nhà, theo dõi các chỉ số huyết áp để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể, từ đó có hướng xử lý kịp thời.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý: Bệnh nhân huyết áp cao cần có chế độ ăn uống lành mạnh; hạn chế đồ dầu mỡ; nên ăn nhạt; vận động nhẹ nhàng; tăng cường tập thể dục, nhất là các bài tập tốt cho tim mạch; giảm cân nếu đang trong tình trạng béo phì, thừa cân; kiêng các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá; tránh làm việc quá sức, căng thẳng…
Bệnh nhân tăng huyết áp nên vận động nhẹ nhàng; tăng cường tập thể dục
Bệnh nhân tăng huyết áp nên vận động nhẹ nhàng; tăng cường tập thể dục

Những thực phẩm người bị bệnh cao huyết áp nên kiêng

Bên cạnh một số thực phẩm có thể làm giảm huyết áp thì cũng có những thực phẩm khiến huyết áp tăng cao. Vậy người huyết áp cao không nên dùng thực phẩm nào?

  • Không nên dùng muối: Muối hay cụ thể là thành phần Natri trong muối là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Tuy muối đóng góp 1 phần quan trọng với sức khỏe của con người nhưng nếu bổ sung quá nhiều muối sẽ dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực cho sức khỏe. Các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng là không nên nạp quá 2.300 mg natri – tương đương với 1 thìa cà phê muối mỗi ngày. 
  • Thịt nguội, thịt xông khói: Những sản phẩm như thịt nguội, thịt xông khói đều đã qua chế biến và thường chứa nhiều Natri, vì vậy những thực phẩm này không được khuyến khích dùng với người tăng huyết áp.
  • Dưa chua: Dưa chua được chế biến bằng cách sử dụng một lượng muối lớn để giúp phần dưa không bị hư hỏng, từ đó giúp bảo quản sản phẩm được lâu hơn. Phần dưa càng ủ lâu ngày thì càng hấp thu nhiều muối, và đây cũng chính là lý do người bị huyết áp cao không nên sử dụng. 
  • Đường: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đường và đặc biệt là đồ uống ngọt, chứa đường sẽ góp phần làm tăng cân ở người lớn và trẻ em. Thừa cân và béo phì sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao. 
  • Rượu bia: Việc uống quá nhiều rượu bia vào cơ thể có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy hạn chế và từ bỏ rượu bia để bảo vệ sức khỏe của mình. Rượu cũng có thể tương tác với các loại thuốc huyết áp mà bạn đang dùng, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc. 
Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn nhạt, hạn chế dùng nhiều muối
Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn nhạt, hạn chế dùng nhiều muối

Thực phẩm cho người huyết áp cao giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Bệnh nhân cao huyết áp cần hiểu rõ những thực phẩm nào cần tránh và những thực phẩm nào nên bổ sung để có thể kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Một chiến lược ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn một cách nhanh chóng. Điều này sẽ giúp hạn chế sử dụng thuốc trong quá trình điều trị cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh lý tăng huyết áp và các triệu chứng của nó gây ra.

Dưới đây là các loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả:

Các loại quả mọng nước: Một số loại quả mọng như dâu tây, việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa mang lại lợi ích cho sức khỏe, trong đó bao gồm cả việc giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch. Những loại quả mọng này còn chứa chất anthocyanins là flavonoid-một sắc tố thực vật, các chất này có đặc tính là giãn mạch, giúp mở rộng mạch máu, thư giãn và các cơ trơn giúp giảm huyết áp. 

Một số loại quả mọng như dâu tây, việt quất giúp giảm huyết áp hiệu quả
Một số loại quả mọng như dâu tây, việt quất giúp giảm huyết áp hiệu quả

Chuối: Đây là loại quả phổ biến và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là Kali, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp hiệu quả. 

Socola đen: Các chất dinh dưỡng và chống oxy hóa có trong socola đen giúp giảm huyết áp, giảm hình thành mảng bám trong mạch máu, giãn nở mạch máu. Lưu ý, lượng socola đen lý tưởng để tiêu thụ là khoảng 10g/ngày, hãy đảm bảo rằng socola bạn ăn có tỷ lệ cacao nhiều so với hàm lượng đường và chất béo tối thiểu.

Củ dền: Ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, củ dền còn có tê gọi khác là “củ cải đường”. Đây là loại củ tốt cho tim mạch bởi vì củ dền có chứa nitrat, chuyển đổi thành Oxit Nitric trong cơ thể bạn, nó hoạt động như chất giãn mạch, làm thư giãn các cơ trơn của tim.

Bổ sung yến mạch: Đây là một món ăn nhẹ thích hợp cho những ai đang có nhu cầu giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp cao. Yến mạch chứa nhiều chất xơ, tạo cảm giác no nhanh. Có một loại chất xơ duy nhất trong yến mạch gọi là beta glucan, có thể hòa tan, giúp giảm cholesterol, giảm hình thành mảng bám trong mạch máu. Việc giảm hình thành mảng bám giúp mau đi qua các mạch máu dễ dàng, điều này giải thích lý do tại sao yến mạch tốt cho bệnh nhân trong việc giảm huyết áp.

Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10: Đây là sản phẩm đến từ thương hiệu hơn 120 năm của Đức – Doppelherz, giúp cung cấp dưỡng chất Coenzyme Q10, các vitamin nhóm B giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch. Sản phẩm phù hợp với những đối tượng như: người cần tăng cường sức khỏe; người mắc các bệnh về tim mạch; người hay ốm yếu, mệt mỏi…

Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 đến từ thương hiệu Doppelherz 
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 đến từ thương hiệu Doppelherz

Hy vọng bài viết trên đây của Doppelherz đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc huyết áp cao là bao nhiêu cũng như biết cách bổ sung những thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về kiến thức sức khỏe cũng như tư vấn về sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 1770 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo