Mỏi mắt ở trẻ là một vấn đề thị lực khá phổ biến. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ số hiện nay. Dù không nghiêm trọng nhưng ba mẹ nên chú ý và xử lý kịp thời tránh để biến chứng thành tật cận thị. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Hãy cùng Doppelherz giải đáp và cùng mẹ tìm ra cách cải thiện thị lực cho trẻ nhé!
1. Mỏi mắt ở trẻ là do đâu?
Mỏi mắt ở trẻ thường xảy ra khi đôi mắt trẻ quá sức. Việc liên tục tập trung ở mức độ cao có thể khiến trẻ cảm thấy nhức mỏi mắt. Bên cạnh đó tình trạng này cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý liên quan.
1.1. Nguyên nhân sinh lý cho tình trạng mỏi mắt ở trẻ
- Căng thẳng quá mức: Dù là bất cứ cơ quan nào cũng sẽ trở nên mệt mỏi khi bị căng thẳng. Khi đó, mắt và các cơ xung quanh mắt sẽ có phản ứng co lại. Điều này khiến trẻ cảm thấy mỏi mắt và không thoải mái.
- Sử dụng thiết bị điện tử nhiều: Thực tế, ánh sáng xanh từ điện thoại, tivi có thể gây tổn thương võng mạc, từ đó dẫn đến tình trạng mỏi mắt ở trẻ. Vì vậy, mẹ hãy hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử và cho đôi mắt nghỉ ngơi.
- Vui chơi và học tập trong môi trường thiếu sáng: Trong môi trường thiếu sáng, mắt sẽ phải điều tiết liên tục để nhìn rõ. Vì vậy, mắt sẽ dễ bị nhức mỏi do hoạt động quá tải.
- Ngủ không đủ giấc: Ngủ chính là thời gian để mắt và các cơ quan phục hồi. Việc thiếu ngủ sẽ khiến các cơ quanh mắt không có đủ thời gian nghỉ ngơi. Đồng nghĩa là mắt sẽ liên tục phải điều chỉnh và gây khó chịu cho trẻ.
- Thiếu nước: Việc thiếu nước cũng ảnh hưởng đến cơ quan quanh mắt khiến mắt dễ gặp tình trạng nhức mỏi nhiều hơn.
- Nhân tố môi trường: Các nhân tố ngoại cảnh như môi trường ô nhiễm, nhiệt độ hay ảnh sáng cũng có thể khiến mắt bị đau nhức và ảnh hưởng đến màng mắt.
Theo bác sĩ, mỏi mắt ở trẻ do nguyên nhân sinh lý thường không gây nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây chuyển biến xấu và phát triển thành các tật khúc xạ ở trẻ.
1.2. Nguyên nhân bệnh lý
Nhiều trẻ gặp tình trạng nhức mỏi mắt dù không hoạt động liên tục hay tập trung quá mức. Vậy nguyên nhân từ đâu?
- Khô mắt: Tình trạng này diễn ra khi lớp phim ở mắt bị khô và mắt không có đủ nước để duy trì độ ẩm. Khi đó trẻ sẽ phải chớp mắt liên tục và tăng cường điều tiết cho mắt. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi.
- Đục thủy tinh thể: Độ mềm dẻo của thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng để khả năng điều tiết của mắt. Mắt trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý ánh sáng. Bệnh này sẽ gây giảm thị lực, mỏi mắt và khiến bé không thể nhìn rõ.
- Thoái hóa hoàng điểm: Đây là tình trạng khi võng mạc của mắt bị tổn thương và gây suy yếu thị lực. Mắt của trẻ sẽ phải hoạt động liên tục để có thể nhìn rõ vật thể. Tuy nhiên, dù điều tiết nhiều nhưng bé vẫn sẽ không thể nhìn rõ vật thể và cảm thấy nhức mỏi mắt.
- Rối loạn khúc xạ: Có nhiều tật khúc xạ phổ biến như cận thị, viễn thị, loạn thị, song thị,… Những tật này thường khiến trẻ bị mỏi mắt, khô mắt và gặp khó khăn khi điều tiết mắt
2. Giải pháp cho tình trạng mỏi mắt ở trẻ:
Ba mẹ thường cảm thấy hoang mang và lo sợ khi biết con gặp phải tình trạng nhức mỏi mắt. Nhiều ba mẹ lo lắng thái quá và có thái độ nóng giận, vội vàng ép con từ bỏ các thói quen sinh hoạt cũ. Tuy nhiên, việc thường khiến trẻ bị hoảng sợ và chống đối. Vì vậy, ba mẹ cần bình tĩnh để xử lý và phối hợp với con để giải quyết tình trạng mỏi mắt.
2.1. Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện thị lực cho trẻ
Ba mẹ nên xây dựng cho con một thói quen sinh hoạt lành mạnh sớm. Điều này không chỉ giúp con từ bỏ những thói quen xấu mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Một số lưu ý giúp cải thiện thị lực cho trẻ có thể kể đến như sau:
- Quy định thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ. Đồng thời, thiết lập khoảng cách tối thiểu cho con khi sử dụng các thiết bị điện tử.
- Đảm bảo không gian học tập, vui chơi của trẻ có đủ ánh sáng.
- Điều chỉnh tư thế ngồi của trẻ, tầm mắt nhìn thẳng.
- Xây dựng thói quen vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý cho trẻ.
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trời
- Khám mắt định kỳ để sớm phát hiện ra các vấn đề về mắt.
Trong thời gian đầu, trẻ có thể chưa quen với thói quen mới. Thậm chí nhiều trẻ sẽ có thái độ không hợp tác. Tuy nhiên, ba mẹ cần giải thích cho bé hiểu và dễ tiếp nhận hơn.
2.2. Áp dụng các bài tập cho mắt
Ba mẹ nên tạo cho trẻ thói quen tập thể dục cho mắt. Việc tập thể dục cho mắt thường xuyên sẽ giúp đôi mắt được thư giãn. Từ đó, giúp mắt điều tiết tốt hơn và khôi phục được thị lực. Ngoài ra, các bài tập thể dục cho mắt còn giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quanh mắt, giúp giảm tình trạng khô mắt, cho mắt sáng khỏe hơn.
2.3. Bổ sung dưỡng chất phục hồi mắt: Kinder Omega-3
Mỏi mắt ở trẻ là tình trạng có thể cải thiện được nếu ba mẹ chú ý bổ sung những dưỡng chất quan trọng cho đôi mắt. Một số dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ và khôi phục thị lực cho mắt như DHA, EPA, vitamin E, vitamin A. Những dưỡng chất này không chỉ giúp mắt sắc khỏe mà còn thúc đẩy quá trình phát triển mắt.
Để cải thiện thị lực cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Omega-3 Syrup giúp bổ sung DHA, EPA cùng 11 vitamin thiết yếu cho mắt, giúp tăng cường thị lực. Hiện nay, sản phẩm đang được bán trên website chính thức của thương hiệu Doppelherz và các sàn thương mại điện tử uy tín như Shopee và Lazada.
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ