Phân biệt suy dinh dưỡng và còi xương khác nhau chỗ nào?

Phân biệt suy dinh dưỡng và còi xương khác nhau chỗ nào?

Có thể mẹ chưa biết, còi xương và suy dinh dưỡng là hai bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người hay nhầm lẫn 2 bệnh này là một, cứ thấy con thấp bé hơn các bạn là nghĩ trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng. Hãy cùng Doppelherz phân biệt suy dinh dưỡng và còi xương khác nhau chỗ nào, từ đó, có biện pháp điều trị cho trẻ kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.

1. Tìm hiểu về bệnh còi xương

1.1. Dấu hiệu trẻ bị còi xương là gì?

Để xác định xem trẻ có bị còi xương hay không, bên cạnh việc xét nghiệm chỉ số canxi trong máu, mọi người có thể nhận biết dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị rụng tóc vành khăn.
  • Trẻ chậm mọc răng, chậm phát triển hệ vận động như: chậm biết bò, ngồi, đi, lẫy,…
  • Hậu quả của bệnh còi xương khiến xương hộp sọ của trẻ có những biểu hiện bất thường: Thóp của trẻ rộng, mềm và lâu đóng kín, xuất hiện bướu ở đỉnh đầu, đầu bẹp.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, thường xuyên bị giật mình, đổ mồ hôi trộm.
Hình ảnh bệnh còi xương ở trẻ nhỏ
Hình ảnh bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

1.2. Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị mắc bệnh còi xương là do trẻ bị thiếu hụt vitamin D, cơ thể gặp khó khăn trong việc chuyển hóa, hấp thu canxi và photpho. Để cải thiện tình trạng trẻ bị còi xương, mọi người cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương là gì và điều trị bằng cách bổ sung những dưỡng chất mà trẻ đang thiếu hụt.

Nên tích cực bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ bằng các loại thực phẩm tự nhiên hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian sử dụng nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh bổ sung quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Tìm hiểu về bệnh suy dinh dưỡng

2.1. Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng là gì?

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị suy dinh dưỡng có thể kể đến như:

  • Trẻ bị cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
  • Trẻ quấy khóc liên tục, thường xuyên bị ốm vặt.
  • Trẻ chậm phát triển vận động, chậm mọc răng.

2.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách điều trị 

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng là do chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất hoặc phụ huynh cho trẻ ăn sai cách, ví dụ như: cai sữa sớm, cho trẻ ăn dặm sớm, thực đơn kém đa dạng,…

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và vừa, mọi người có thể chữa trị tại nhà bằng cách tìm ra nguyên nhân, thay đổi khẩu phần ăn hợp lý, loại bỏ những tác nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Đồng thời, mọi người hãy theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để cải thiện tình trạng này. Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, mọi người nên đưa trẻ đến điều trị tại các cơ sở y tế để cho trẻ bổ sung dưỡng chất kịp thời, tránh ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu về bệnh suy dinh dưỡng
Tìm hiểu về bệnh suy dinh dưỡng

3. Phân biệt suy dinh dưỡng và còi xương 

Mọi người có thể phân biệt suy dinh dưỡng và còi xương dựa vào những đặc điểm sau:

Sự khác nhau giữa còi xương và suy dinh dưỡng dựa vào ngoại hình của trẻ: Có trường hợp trẻ em nhìn có vẻ không bị suy dinh dưỡng, trông rất bụ bẫm nhưng vẫn mắc bệnh còi xương. Ngược lại, có trường hợp trẻ khá còi cọc, thậm chí bị suy dinh dưỡng nhưng hoàn toàn không bị còi xương.

Dựa vào phương pháp điều trị: Bổ sung vitamin D và canxi là biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Còn đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, bổ sung canxi và vitamin D chỉ là một trong những cách giúp điều trị bệnh, chứ không phải chủ yếu.

4. Phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng còi xương ở trẻ như thế nào?

4.1. Cách phòng ngừa bệnh còi xương

  • Cho trẻ tắm nắng hàng ngày để giúp cơ thể sản sinh vitamin D, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho.
  • Cho trẻ bổ sung vitamin D3 bằng các loại thực phẩm chức năng theo khuyến cáo của các dược sĩ, bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ: Đối với trẻ sơ sinh nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như: thịt, cá, trứng,…. Ngoài ra, mọi người nên bổ sung thêm dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ, vì vitamin D tan trong dầu, giúp trẻ hấp thu vitamin D tốt hơn.

4.2. Cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

  • Điều chỉnh thực đơn ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ như: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và chất xơ.
  • Cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ mỗi ngày để đánh giá kịp thời trẻ có bị suy dinh dưỡng không, từ đó, xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
Cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
Cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Như vậy, còi xương và suy dinh dưỡng đều là những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh, phân biệt suy dinh dưỡng và còi xương khác nhau chỗ nào, từ đó, có biện pháp điều trị cho trẻ kịp thời. Mong rằng với những chia sẻ trên của Doppelherz sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức trong hành trình chăm sóc con yêu phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo