Thiếu máu là vấn đề sức khỏe phổ biến, bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Cụ thể, thiếu máu là bệnh gì? Thiếu máu có mấy loại? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để có câu trả lời nhé!
1. Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng suy giảm về số lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể. Tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi, chúng ta có thể xác định cơ thể có bị thiếu máu không dựa trên những mức sau:
- Đối với nam giới: Hàm lượng Hb <13g/dl (130g/l)
- Đối với nữ giới: Hàm lượng Hb <12g/dl (120g/l)
- Đối với người cao tuổi: Hàm lượng Hb < 11g/dl (110g/l)
Khi bị thiếu máu, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau: Da xanh xao, thiếu sức sống, hồi hộp, tim đập nhanh, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi,…

2. Thiếu máu có mấy loại?
Có 4 cách phân loại thiếu máu, phụ thuộc vào mức độ, diễn biến, nguyên nhân gây thiếu máu và đặc điểm hồng cầu. Cụ thể:
2.1. Dựa vào mức độ thiếu máu
Đối với trường hợp thiếu máu cấp tính, phân biệt cấp độ thiếu máu sẽ dựa vào mức độ mất máu và sự thay đổi huyết động học. Cụ thể, cơ thể bị mất máu trên 15% lượng máu (tương đương với khoảng 500 ml) được xem là thiếu máu ở cấp độ nặng.
Trường hợp mất máu mãn tính, phân biệt cấp độ thiếu máu sẽ dựa vào lượng Hemoglobin được đo trong máu, cụ thể như sau:
- Mức độ 1: 10 g/dl ≤ Hb < 12 g/dl
- Mức độ 2: 8 g/dl ≤ Hb < 10 g/dl
- Mức độ 3: 6 g/dl ≤ Hb < 8 g/dl
- Mức độ 4: Hb < 6g/dl
2.2. Phân loại dựa theo diễn tiến thiếu máu
- Thiếu máu cấp: thiếu máu cấp xảy ra trong thời gian ngắn với mức độ diễn tiến nhanh.
- Thiếu máu mạn tính: Thiếu máu xuất hiện chậm, biểu hiện từ từ và tăng dần trong nhiều tháng.
2.3. Phân loại dựa theo nguyên nhân gây thiếu máu
- Thiếu máy do mất máu: Các yếu tố bên ngoài, bên trong gây tổn thương cơ thể, dẫn đến mất máu như: chấn thương, rong kinh, xuất huyết,…
- Thiếu máu do bệnh tan máu: Các tế bào hồng cầu bị phá hủy do những nguyên nhân như: bệnh thalassemia, sử dụng thuốc chống sốt rét,…
- Thiếu máu do rối loạn trong quá trình tạo máu: Các bệnh lý liên quan đến tủy xương gây ảnh hưởng đến quá trình tạo máu như: bệnh suy tủy xương, rối loạn tủy xương,…
2.4. Phân độ thiếu máu dựa trên đặc điểm của hồng cầu
- Phân loại thiếu máu dựa vào thiếu máu hồng cầu nhỏ hoặc to.
- Phân loại thiếu máu nhược sắc hoặc ưu sắc.

3. Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu cho cơ thể
3.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cho cơ thể có thể hấp thu sắt tối ưu, từ đó, góp phần phòng ngừa hội chứng thiếu máu do thiếu sắt. Cụ thể, thực đơn ăn uống của mọi người nên áp dụng những nguyên tắc sau:
3.1.1. Tích cực bổ sung những thực phẩm giàu sắt
Sắt là dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu, do đó, bổ sung sắt là giải pháp hữu hiệu giúp mọi người tăng số lượng và chất lượng máu cho cơ thể. Thông thường, người trưởng thành nên bổ sung khoảng 10 – 15 mg sắt, phụ nữ mang thai cần khoảng 27 – 30 mg sắt. Một số thực phẩm giàu sắt mọi người có thể bổ sung vào thực đơn bao gồm:
- Các loại thịt gia cầm, thịt bò, gan động vật,…
- Các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá trích,…
- Các loại rau lá xanh đậm: Rau chân vịt, bông cải xanh, củ dền, xà lách,…
- Các loại đậu như: đậu nành, đậu lăng, đậu hà lan,…
- Các loại hạt ngũ cốc, các loại trái cây, nước ép,…
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức giúp bổ sung sắt cùng các loại vi chất cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt cho cơ thể.

3.1.2. Tích cực bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C không chỉ được biết đến với công dụng tăng cường đề kháng cho cơ thể mà còn có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C mọi người có thể sử dụng bao gồm: cam, chanh, kiwi, bưởi, ớt chuông, cà chua, bắp cải,…
3.1.3. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu sắt
Một số loại thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, người bệnh nên hạn chế sử dụng có thể kể đến như:
- Các loại trà, cà phê, ca cao có chứa tanin, cafein có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
- Các loại thực phẩm giàu canxi nếu uống cùng sắt sẽ làm chậm quá trình hấp thu sắt, do đó, mọi người nên hạn chế sử dụng những thực phẩm giàu canxi cùng lúc với khi bổ sung sắt.

3.2. Tích cực luyện tập thể dục thể thao
Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tích cực luyện tập thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy, các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do thiếu sắt cũng được cải thiện. Mọi người có thể tập luyện những bộ môn thể thao như đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,… rất có lợi cho sức khỏe.

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có lời giải đáp cho câu hỏi thiếu máu có mấy loại?, đồng thời, biết cách bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để phòng ngừa bệnh thiếu máu. Mọi người quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất!
7 Lưu ý khi cho trẻ đi chơi trung thu mà bạn nên biết.
Thiếu vi chất nào dễ làm trẻ chậm lớn, hay ốm vặt
Biếng ăn sinh lý ở trẻ và 04 cách vượt qua
Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ
Có nên sử dụng siro tăng sức đề kháng cho bé không?
Rối loạn tăng động giảm chú ý và những điều cần biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ sớm có lợi ích gì? Làm sao để biết khi nào trẻ đói?
Suy dinh dưỡng cấp tính – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
“Triệu chứng mầm non” – Khi bé cứ tới lớp là ốm
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
Vitamin tổng hợp là gì? Có nên dùng vitamin tổng hợp cho bé?
Siro cho trẻ biếng ăn có thực sự là sự lựa chọn an toàn?
7 cách tăng đề kháng cho bé giai đoạn giao mùa
Review những loại siro ăn ngon cho bé được mẹ tin dùng