Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có cách để chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu biết cách để nhận biết bản thân có mắc bệnh hay không và phát hiện bệnh sớm, bạn có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
1. Nhóm người có nguy cơ bị tiểu đường cao
Tỷ lệ người mắc tiểu đường hiện đang ngày một tăng nhanh. Trong đó, theo các chuyên gia y tế, những nhóm người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao thường là:
– Những người trong gia đình có bệnh nhân tiểu đường
– Người béo phì, thừa cân
– Người ít vận động
– Người có rối loạn chuyển hóa lipit hay còn gọi là rối loạn mỡ máu
– Thai phụ sinh con nặng trên 4kg. Mặt khác, những người từng bị tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai cũng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn
– Người bị tăng huyết áp lâu năm
– Người trung niên và cao tuổi (thường là trên 45 tuổi).
Với những người thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao, việc để ý đến những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường cũng là một cách để phòng tránh và phát hiện bệnh sớm.
2. Những triệu chứng của người mắc bệnh tiểu đường
2.1 Thường xuyên khát nước
Một trong cách nhận biết bệnh tiểu đường rõ ràng nhất là khát nước. Đối với người bình thường, chúng ta chỉ khát nước khi cơ thể đang thiếu nước. Tuy nhiên, nếu khát nước quá mức và điều này diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi khám và xét nghiệm xem bản thân mình có mắc tiểu đường hay không. Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết trong máu cao nên cần lấy nước từ các tế bào nhằm pha loãng đường có trong máu. Điều này làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước và cảm thấy khát.
2.2 Mệt mỏi, hay gắt gỏng, mất ngủ
Có thể nói, đây là cách nhận biết tiểu đường dễ nhận thấy nhưng hay bị bỏ qua vì những triệu chứng này dễ bị lẫn sang với những bệnh khác. Thông thường, bệnh nhân tiểu đường không có khả năng sử dụng glucose có trong thức ăn phục vụ cho các hoạt động hàng ngày mà lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ của cơ thể. Vì vậy, cơ thể phải dùng nhiều năng lượng hơn bình thường dẫn đến mệt mỏi hơn. Mặt khác, lượng glucose có trong máu cao gây khó khăn cho việc vận chuyển oxy và dinh dưỡng tới nuôi các tế bào thần kinh, làm cho các tế bào thần kinh bị suy yếu. Từ đó, người bệnh thường xuyên gắt gỏng, mất ngủ, tay chân tê bì, …
2.3 Luôn cảm thấy đói dữ dội và giảm cân nhanh chóng
Khi lượng đường có trong máu cao hơn mức bình thường, cơ chế của cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để chuyển hóa đường vào trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường, cơ thể không thể thực hiện chức năng này khiến cảm giác đói tăng nhanh. Hầu hết các bệnh nhân được nhận biết bệnh tiểu đường trong thời gian đầu đều cảm thấy đói, ăn thêm nhiều nhưng lại bị giảm cân do cơ thể cần sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra lượng đường có trong thức ăn cơ thể không thể sử dụng và được đào thải qua đường nước tiểu.
2.4 Các vết thương trên cơ thể chậm lành
Khi những vết cắt, chỗ bầm tím quá lâu không lành thì bạn hãy nghĩ ngay đến việc khám và kiểm tra chỉ số đường huyết do đây là dấu hiệu nhận biết tiểu đường điển hình. Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân được nhận biết tiểu đường còn hay mắc các bệnh nhiễm trùng ngoài da khác do hệ thống miễn dịch bị ức chế và giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
3. Một số cách đơn giản phòng ngừa bệnh tiểu đường
Ngoài việc áp dụng các cách nhận biết bị tiểu đường và thường xuyên kiểm tra sức khỏe, bạn cần chú ý đến việc phòng ngừa bệnh và duy trì cho mình một lối sống lành mạnh.
3.1 Tập thể dục thường xuyên
Đây là cách tích cực và đơn giản nhất để duy trì sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh tật khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường. Đối với những người thường xuyên tập thể dục, dù chỉ là những bài thể dục đơn giản như chạy bộ, cơ thể sẽ có khả năng phát triển các khối cơ khỏe mạnh và dự trữ đường thừa trong máu dưới dạng glycogen giúp phòng tránh các bệnh tật nguy hiểm.
3.2 Kiểm soát thực đơn hàng ngày
Hiện nay, có nhiều bệnh tật bắt nguồn từ việc ăn uống chưa khoa học và hấp thụ quá nhiều chất béo bão hòa. Do đó, để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và ít mỡ thừa, bạn nên ăn nhiều chất xơ, các loại ngũ cốc nguyên cám và ăn nhiều rau xanh.
3.3 Cân bằng cuộc sống, giảm căng thẳng
Cuộc sống quá nhiều áp lực là nguyên nhân của nhiều bệnh lý và hội chứng tâm lý hiện đại. Do đó, bên cạnh công việc phải làm hàng ngày, việc duy trì những sở thích cá nhân sẽ giúp bạn giảm thiểu căng thẳng và đầu óc minh mẫn hơn.
Kiểm soát cơ thể cũng như cân bằng cuộc sống để phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là những bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường là việc mà mọi người rất quan tâm. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp có thể giúp bạn hiểu hơn về cách nhận biết và phòng tránh bệnh tiểu đường.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN