Cách trị đau khớp gối tại nhà có thể giúp làm giảm cảm giác đau nhức xương khớp tạm thời. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng cơn đau mà bạn nên trực tiếp liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ cụ thể. Giờ hãy cùng Doppelherz khám phá các cách giúp giảm cơn đau khớp gối đơn giản tại nhà nhé!
Nguyên nhân đau khớp gối
Đau khớp gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên thường cơn đau khớp gối sẽ bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Các bệnh viêm khớp
Bệnh nhân bị viêm khớp thì sẽ thường phải đối mặt với các cơn đau đầu gối. Các dạng viêm khớp bao gồm:
- Viêm khớp thoái hóa
- Bệnh gout
- Bệnh viêm khớp dạng thấp
- Bệnh giả Gout
- Bệnh viêm khớp nhiễm trùng
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác có thể gây đau khớp gối như:
- Thừa cân hoặc béo phì gây áp lực cho khớp gối của bạn.
- Cơ thể ì ạch, thiếu linh hoạt khi hoạt động.
- Yếu cơ
Một số môn thể thao chẳng hạn như bóng rổ và trượt tuyết cũng có thể gây căng thẳng cho khớp gối khi tập luyện. Hoặc do tình trạng tái phát chấn thương trước đó.
Khớp gối bị tổn thương
Chấn thương đầu gối có thể ảnh hưởng đến dây chằng, gân, xương, sụn hoặc bao hoạt dịch khớp. Các bệnh phổ biến nhất là:
- Chấn thương dây chằng chéo trước: Đây là vết rách của dây chằng chéo trước (ACL). Dây chằng chéo trước (ACL) là một trong bốn dây chằng nối liền xương ống với xương đùi. Chấn thương này thường phổ biến ở những người chơi bóng đá, bóng rổ hoặc các môn thể thao khác đòi hỏi phải chuyển hướng đột ngột.
- Gãy xương: Một cú ngã hoặc tai nạn ô tô có thể làm gãy xương đầu gối, bao gồm cả xương bánh chè. Ngoài ra, những người bị loãng xương cũng rất dễ mắc bệnh này.
- Rách sụn chêm: Sụn chêm đóng vai trò như một chất giảm xóc giữa xương đùi và xương ống. Việc xoay đầu gối nhanh có thể làm rách sụn.
- Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Viêm bao hoạt dịch đầu gối khiến các gân và dây chằng ở khu vực này không hoạt động bình thường, gây đau nhức thường xuyên.

Vấn đề về cơ học
Đau đầu gối cũng có thể do các vấn đề cơ học gây ra. Các nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Các mảnh sụn khớp: Chấn thương hoặc thoái hóa có thể khiến xương và sụn bị gãy và biến mất trong khớp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối phổ biến nhất.
- Hội chứng dây chằng chậu chày: Dải xương chậu (một dải mô cứng chạy từ bên ngoài hông đến bên ngoài đầu gối) bị kéo căng, gây ra ma sát ở bên ngoài xương đùi. Tình trạng này thường gặp ở người chạy bộ và người đi xe đạp.
- Trật khớp xương bánh chè: Tình trạng này xảy ra khi xương bánh chè bị lệch, gây đau.
- Đau hông hoặc chân: Trong tình trạng này, cơ thể bạn phải thay đổi cách đi lại để giảm đau ở khớp, nhưng thay vào đó lại gây căng thẳng cho khớp gối.
5+ cách trị đau khớp gối tại nhà
Tùy từng mức độ mà có nhiều cách trị đau khớp gối tại nhà hỗ trợ làm giảm cơn đau. Nếu bạn đang cảm thấy đau khớp gối thì có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau:
Bài tập thể dục
Việc thường xuyên tập thể dục có thể giúp cơ thể của bạn luôn ở trạng thái khỏe mạnh và linh hoạt. Đây là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để trị đau khớp gối tại nhà. Mặc dù việc ít hoạt động có thể giúp tránh các cơn đau. Tuy nhiên điều này cũng vô hình chung khiến cho các khớp của bạn bị khô cứng và làm kéo dài thời gian phục hồi. Bạn có thể tìm đến một số hoạt động luyện tập nhẹ nhàng mỗi ngày ví dụ như:
- Đi bộ
- Đạp xe đạp
- Tập thái cực quyền
- Tập Yoga
- Bơi lội
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà bạn nên lựa chọn bộ môn phù hợp. Nếu bạn luyện tập quá thì bạn cũng có thể gặp 1 số vấn đề như sau:
- Chấn thương
- Đau khớp gối nghiêm trọng
- Triệu chứng tiến triển nặng và phức tạp hơn

Cách trị đau khớp gối tại nhà – Liệu pháp R.I.C.E
R.I.C.E là một liệu pháp làm giảm đau đầu gối rất hiệu quả bất cứ khi nào bạn bị ngã hay trẹo chân. R.I.C.E được viết tắt cho:
- R (Rest – nghỉ ngơi): Để có thể làm giảm cơn đau, bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi. Điều này giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi vết thương.
- I (Ice – Đá lạnh): Hãy dùng đá lạnh để chườm đầu gối, giúp giảm cơn đau tạm thời. Nếu không có đá lạnh thì bạn có thể dùng bất cứ loại thực phẩm hoặc đồ đông lạnh để làm giảm cơn đau giúp đỡ sưng tấy.
- C (Compression – Ép): Sau khi sơ cứu qua, bạn hay dùng băng gạc để quấn lại đầu gối bị thương. Tránh quấn quá chặt làm cản trở máu lưu thông.
- E (Elevation – Nâng lên): Khi nghỉ ngơi, hãy nâng chân bị thương của bạn lên cao hơn so với mặt giường. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và giảm cơn đau.
Chú ý tư thế khi sinh hoạt
Một trong những cách trị đau khớp gối tại nhà đơn giản nhất chính là nằm, ngồi đúng tư thế. Các tư thế lao động hoặc sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ cơ xương khớp của bạn. Một số lưu ý bao gồm:
- Hạn chế ngồi ghế quá thấp
- Không giữ tư thế cúi hoặc nghiêng người quá lâu khi ngồi
- Tránh việc giữ nguyên 1 tư thế trong thời gian dài. Điều này khiến các khớp dễ bị tê cứng, bí dẫn đến đau.

Chế độ ăn
Một số chất dinh dưỡng được khuyến cáo sử dụng nhằm phòng ngừa và làm giảm cơn đau khớp như:
- Collagen
- Gelatin
- Pectin
- MSM
- Glucosamine
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng trở nặng thì bạn nên kiêng 1 số thực phẩm sau:
- Các sản phẩm từ sữa
- Một số rau củ như cà chua, khoai tây, cà tím
- Các loại thực phẩm chứa nhiều axit
Việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và hợp lý có thể là cách trị đau khớp gối tại nhà hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng. Không chỉ khớp gối, chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể bạn.

Massage
Một trong những cách trị đau khớp gối tại nhà là massage. Bạn có thể thử các bài tập đơn giản sau:
- Bài 1: Ngồi thẳng, hai chân duỗi ra phía trước. Dùng nắm đấm nhẹ nhàng vỗ vào phần đùi trên, giữa và dưới. Lặp lại động tác này 3 lần, mỗi lần 10 cái.
- Bài 2: Giữ tư thế ngồi như trên. Dùng lòng bàn tay lướt nhẹ từ đùi xuống gối, bao quanh cả mặt trước, mặt sau và hai bên đùi. Thực hiện mỗi bên 5 lần.
- Bài 3: Dùng bốn ngón tay nhấn vào các mô xung quanh đầu gối và di chuyển lên xuống. Lặp lại động tác này nhiều lần.
- Bài 4: Giữ lòng bàn tay trên đùi, lướt xuống dưới qua đầu gối và lên đùi bên kia theo hình tròn.
Các bài tập này giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng cơ và giảm đau nhức ở khớp gối.
Các phương pháp phòng ngừa đau đầu gối
Đau khớp gối có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Vì vậy ngoài tìm hiểu cách trị đau khớp gối tại nhà, bạn cũng nên áp dụng một số phương pháp phòng ngừa đau khớp gối từ sớm:
- Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng lý tưởng sẽ giúp giảm áp lực lên khớp gối, hạn chế nguy cơ viêm sụn và thoái hóa khớp
- Vận động thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp, nâng đỡ khớp gối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy nhớ tập đúng cách để tránh chấn thương nhé!
- Chọn giày phù hợp: Đôi giày vừa vặn, đế có độ cao vừa phải sẽ giúp bảo vệ khớp gối khỏi những tác động xấu.
- Tư thế chuẩn: Từ cách đi đứng, ngồi đến ngủ, hãy luôn giữ tư thế thẳng lưng để giảm áp lực lên khớp gối.
- Bổ sung Joints ULTRA cùng các dưỡng chất cho xương khớp giúp bảo vệ sụn khớp từ sớm
Joints ULTRA là một sản phẩm đến từ thương hiệu Doppelherz, giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp được nhiều người Việt tin dùng. Hiện nay sản phẩm đang được bán trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Shopee và Lazada, ngoài ra, bạn cũng có thể mua trực tiếp trên website chính hãng của Doppelherz hoặc đến quầy thuốc gần nhất.
Hãy luôn quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bản thân để có cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn. Hotline 1800 1770 luôn sẵn sàng để giải đáp mọi câu hỏi của quý khách hàng chính xác và nhanh chóng nhất. Theo dõi Fanpage Doppelherz Vietnam để luôn được cập nhật thông tin mới nhất về Doppelherz và các vấn đề sức khỏe.
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả