Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm có tốc độ gia tăng thuộc top cao hiện nay, đang đe dọa đến nhiều người. Nếu không phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn và thậm chí là không thể giải quyết được. Trong suốt 10 năm qua tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đã tăng gấp đôi. Hơn hết là hơn một nửa số bệnh nhân không biết mình đang bị bệnh.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất dẫn đến sự thiếu hụt hay sức đề kháng với insulin làm lượng đường không được chuyển hóa, tích tụ trong máu khiến đường huyết cao. Hiểu đơn giản hơn thì nguyên nhân gây bệnh tiểu đường chính là tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường.
Để có thể phát hiện điều trị kịp thời căn bệnh này và hạn chế tối đa các biến chứng mà nó gây ra thì cần phải lưu ý những biểu hiện đáng chú ý sau đây.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
2.1. Khát nước thường xuyên và đi tiểu liên tục
Một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp và dễ thấy mà mọi người thường hay bỏ qua nhất chính là thường xuyên khát nước. Khi lượng đường trong máu của bạn tăng cao, cơ thể sẽ tự tạo ra cơ chế tách nước giúp giảm một phần đường huyết, điều hòa lượng máu. Khi đào thải đường thì nước sẽ được đào thải cùng một lúc khiến cho cơ thể thiếu nước, bạn sẽ cảm thấy khát nước liên tục.Đồng thời việc uống quá nhiều nước cũng làm gia tăng số lần đi tiểu hơn. Tuy nhiên, nguyên do chính vẫn xuất phát từ việc cơ thể muốn đào thải bớt lượng đường tích trữ ra bên ngoài theo đường nước tiểu. Nếu người bình thường đi tiểu trung bình là 6-7 lần/ngày thì đối với người bị tiểu đường có thể nhiều hơn con số đó trong thời gian 24 giờ và lặp lại nhiều lần trong ngày.
2.2. Sút cân đột ngột
Bỗng dưng một ngày nhận ra cân nặng đột ngột giảm đi mà không rõ lý do thì chắc hẳn sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề nào đó. Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, cơ thể sẽ sử dụng các nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Calo bị mất do lượng đường dư thừa sẽ được giải phóng qua đường nước tiểu dẫn đến việc bạn ăn nhiều hơn bình thường nhưng bạn vẫn có thể giảm cân.
2.3. Cơ thể mệt mỏi
Mệt mỏi thường xuyên và kéo dài cũng chính là một triệu chứng tiểu đường. Khi thiếu hụt Insulin, đường sẽ không đi vào các tế bào của cơ thể, do đó tế bào sẽ không tích đủ lượng đường cần thiết để giải phóng năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết sẽ dẫn tới tình trạng thường xuyên mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của bạn.
2.4. Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng
Vết thương lâu lành lại được coi là dấu hiệu điển hình của người bị tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở hay vết bầm tím trở nên lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nấm, nhiễm trùng da… do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Chúng có thể xuất hiện ở những vùng như: giữa ngón tay và ngón chân, vùng dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Hãy cẩn trọng với dấu hiệu đái tháo đường này nhé! Nếu có dấu hiệu này thì cần phải đi khám bác sĩ để kiểm tra đường huyết ngay.
3.5. Thị lực suy giảm
Khi mắt bạn mờ đi một cách bất thường mà không phải dấu hiệu nghiêm trọng đặc biệt nào thì có khả năng đây là dấu hiệu của việc bị tiểu đường. Lượng đường trong máu quá cao dẫn đến sự phá hủy mao mạch ở đáy mắt và khiến thị lực bị suy giảm đáng kể. Chính vì thế, hãy cảnh giác khi thấy thị lực của bản thân ngày càng suy giảm, đặc biệt là những bạn không bị cận thận.
2.6. Tay chân tê bì hoặc đau nhói
Tay chân là những bộ phận xa tim nhất, khi lượng đường trong máu quá cao gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, lúc này những bộ phận xa tim sẽ có cảm nhận rõ rệt đầu tiên. Nếu bạn thường xuyên bị đau nhói hay tê bì đầu ngón tay, ngón tay chân,… thì nguy cơ cao là mắc bệnh tiểu đường.
2.7. Thường xuyên cảm thấy đói
Chứng thèm ăn hoặc đói dữ dội cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân bạn cảm thấy đói là do đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp. Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể. Khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn.
3. Cách khắc phục bệnh tiểu đường là gì?
3.1. Đi khám bác sĩ
Bệnh tiểu đường nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tim mạch, hệ thần kinh và nhiều bệnh lý khác. Vì thế khi có một trong những dấu hiệu nêu trên thì bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để khám ngay để được đưa một lộ trình điều trị phù hợp với tình trạng của mình và có thể khắc phục ngay tình trạng đang gặp phải.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện tuyến cuối về điều trị các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Trong đó, bệnh đang điều trị nhiều nhất là Tiểu đường. Hiện nay, về cơ bản Bệnh viện có thể điều trị hiệu quả bệnh Tiểu đường ở tất cả đối tượng, độ tuổi, nguyên nhân và những mức độ nặng nhẹ, biến chứng khác nhau.
Bên cạnh Bệnh viện Nội tiết Trung ương chuyên về Tiểu đường, thì Bệnh viện Bạch Mai cũng là một địa chỉ uy tín, được đánh giá cao. Người bệnh Tiểu đường ở các mức độ, kể cả bệnh nhân có biến chứng nặng (như vết loét, cắt cụt chi, biến chứng mắt…) cũng đều có thể điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
3.2. Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị
Các sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường cũng xuất hiện khá phổ biến trên thị trường tiêu dùng ngày nay. Trong đó được nhiều người sử dụng nhất phải kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cinnamon+ Vitamins.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cinnamon+ Vitamins là sản phẩm thuộc về thương hiệu Doppelherz, của tập đoàn Queisser Pharma (CHLB Đức, Since 1897). Từ khi xuất hiện trên thị trường, Cinnamon+ Vitamins đã được đông đảo chị em phụ nữ tin dùng. Thành phần chính gồm có: Zinc 1,5 mg, Vitamin B6 1 mg, Vitamin B2 0,8 mg, Vitamin B1 0,7 mg, Acid folic 150 µg, Vitamin, B12 một µg, Chromium 20 µg,… thêm vào đó là chiết xuất từ quế giúp ổn định đường huyết, giảm các biến chứng bệnh tiểu đường gây ra. Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả và an toàn, ít tác dụng phụ không mong muốn.
Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường có thể là do di truyền, các thói quen sinh hoạt như lười vận động, ăn chất béo, đồ ngọt quá nhiều. Đây là bệnh gây chết người đứng thứ ba thế giới sau ung thư và tim mạch, vì thế mọi người cần phải cảnh giác cao đối với căn bệnh này.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN