Tắc tia sữa là tình trạng dễ gặp trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của các mẹ. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe vú, viêm tuyến vú, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, Doppelherz xin chia sẻ 10 cách làm thông tuyến sữa hiệu quả ngay tại nhà, giúp mẹ an tâm và tự tin hơn trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ:
I. Nguyên nhân gây tắc tia sữa thường gặp nhất
Sữa mẹ ứ đọng, hay còn gọi là tắc tia sữa, là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng trong bầu ngực do ống dẫn sữa bị bít tắc. Điều này khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ và mẹ cũng cảm thấy đau nhức khi cho con bú hoặc hút sữa.
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không xử lý kịp thời, ứ đọng sữa mẹ có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ như viêm tuyến vú, áp xe vú, hình thành các dải xơ hóa.

Nguyên nhân chính gây ứ đọng sữa mẹ:
- Sữa mẹ dư thừa: Khi bé bú không hết hoặc mẹ không hút sữa sau khi bé bú no, sữa còn lại sẽ ứ đọng trong bầu ngực, gây tắc nghẽn ống dẫn sữa.
- Bé ngậm bắt vú không đúng: Bé ngậm bú không đúng cách sẽ không bú được hết sữa, dẫn đến ứ đọng sữa.
- Mẹ không cho bé bú thường xuyên: Nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ít nhất 2 lần mỗi ngày, sữa mẹ có thể bị ứ đọng.
- Ngực chịu áp lực: Mặc áo ngực quá chật, nằm sấp khi ngủ hoặc mang vác vật nặng có thể tạo áp lực lên ngực, ảnh hưởng đến lưu thông sữa.
- Căng thẳng, stress: Khi mẹ căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ít hormone oxytocin hơn, hormone này kích thích tiết sữa. Do đó, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái để sữa mẹ được tiết ra đều đặn.
II. Vì sao cần thông tắc tia sữa?
Tắc tia sữa không thể tự khỏi nếu mẹ không chủ động can thiệp. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, tắc tia sữa có thể “lên cấp” thành viêm tuyến vú, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ.
Vì vậy, nhận biết sớm và áp dụng các cách làm thông tuyến sữa tại nhà là chìa khóa giúp mẹ “giải quyết” vấn đề hiệu quả. Dấu hiệu điển hình của tắc tia sữa là:
- Bầu ngực căng cứng, đau nhức: Cảm giác như “đá tảng” trong ngực, khiến mẹ khó chịu và mệt mỏi.
- Tiết sữa ít hoặc không tiết sữa: Mặc dù đã sử dụng máy hút sữa, lượng sữa vẫn không dồi dào như bình thường.
- Xuất hiện các cục cứng: Khi sờ vào bầu ngực, mẹ có thể cảm nhận được những “viên sỏi” có kích thước khác nhau, gây đau nhức khi chạm vào.
- Triệu chứng kèm theo: Sốt, nổi sần đỏ quanh bầu ngực, nóng bất thường, đau đầu, mệt mỏi,…
III. 8+ CÁCH KHẮC PHỤC TẮC TIA SỮA SAU SINH NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ
Đối với những trường hợp tắc tia sữa nhẹ và không quá nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng 9 cách thông tắc tia sữa nhanh nhất được tổng hợp dưới đây:
1. Thay đổi tư thế cho bé bú
Mỗi tư thế bú sẽ tác động đến các tia sữa khác nhau. Hãy linh hoạt thay đổi tư thế để bé “hút sạch” mọi ngóc ngách trong bầu ngực mẹ, giúp thông tia sữa hiệu quả.
2. Chườm ấm “xua tan” tắc nghẽn
Sử dụng khăn bông mềm thấm nước ấm hoặc chai thủy tinh chứa nước ấm để chườm lên bầu ngực. “Nhiệt lượng” nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông sữa, “đánh bay” tắc nghẽn nhanh chóng.
Lưu ý: Tránh nước quá nóng để không làm bỏng da mẹ nhé!
3. Massage vùng ngực mang tính khích thích
Hãy xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng ngực, từ phía bên ngoài hướng vào khu vực núm vú. Sử dụng lòng bàn tay hoặc các ngón tay để xoa bóp vòng quanh vùng vú, nhằm kích thích và làm thông thoáng các tuyến sữa. Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc làm thông tắc tuyến sữa, bạn nên thực hiện biện pháp này đồng thời hoặc ngay sau khi áp dụng chườm nóng.
4. Hút sữa sau khi bé đã được no
Ngay sau khi bé đã được bú đầy, hãy sử dụng tay để vắt hoặc máy hút sữa để hút sạch sữa còn thừa, đảm bảo không còn sữa dư thừa và tạo ra sự tắc nghẽn trong vùng ngực. Khi sử dụng máy hút sữa, hãy bắt đầu bằng chế độ massage trong vài phút trước khi chuyển sang chế độ hút.
5. Hạn chế áp lực lên khu vực ngực
Trong suốt thời gian cho con bú, hãy mặc áo ngực thoải mái hoặc hạn chế việc mặc áo ngực để giúp khu vực ngực thoáng mát, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông sữa. Ngoài ra, tránh nằm nghiêng khi ngủ hoặc thực hiện những bài tập thể dục hoặc thể thao có tác động trực tiếp lên khu vực ngực.
6. Nghỉ ngơi điều độ để giảm tình trạng tắc tia sữa
Để giảm tình trạng tắc tia sữa, mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý. Đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, việc này rất quan trọng. Nên dành thời gian để phục hồi sức khỏe sau sinh và duy trì tâm trạng thoải mái để sữa có thể được sản xuất đầy đủ. Khi bé ngủ, hãy tận dụng cơ hội để mẹ nghỉ ngơi và nhờ sự giúp đỡ từ chồng hoặc người thân để có thể được nghỉ ngơi nhiều hơn.

7. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Việc uống đủ nước rất quan trọng để giảm tình trạng tắc tia sữa. Mẹ nên uống khoảng từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày, tức là nhiều hơn nhu cầu bình thường của một người. Điều này giúp cơ thể được thanh lọc và cung cấp đủ nước cho sữa mẹ. Nước là thành phần chính của sữa mẹ, do đó, khi cơ thể thiếu nước, khả năng sản xuất sữa sẽ bị giảm. Ngoài ra, để kích thích sự sản xuất sữa, mẹ nên uống nước ấm.
8. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lacta+ – Bí quyết cải thiện nguồn sữa mẹ
Lacta+ của Doppelherz là một thực phẩm bảo vệ sức khỏe được phân phối rộng rãi trên toàn cầu với hơn 120 năm lịch sử phát triển. Sản phẩm này đặc biệt hữu ích trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết và hỗ trợ tăng cường nguồn sữa cho các bà mẹ đặc biệt như những bà mẹ có ít sữa hoặc mất sữa. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ sức khỏe của bà mẹ sau sinh và giúp bà mẹ khôi phục sức khỏe nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh và cách hiệu quả để khôi phục sữa sau khi gặp tình trạng mất sữa. Sản phẩm Lacta+ đang được phân phối chính thực tại các nhà thuốc trên khắp cả nước.
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả