Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội, làm gì để khắc phục?

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội, làm gì để khắc phục?

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, những cơn đau lưng xuất hiện ngày càng nhiều khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Sự lớn lên nhanh chóng của thai nhi đã gây áp lực lên cột sống cũng như vùng xương chậu gây ra tình trạng đau lưng ở mẹ bầu. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội? Mẹ bầu hãy cùng Doppelherz tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có sao không?

Tháng cuối thai kỳ là thời gian vất vả đối với mẹ bầu, khi thai phụ không chỉ mang vác chiếc bụng “khổng lồ”, cân nặng tăng lên chóng mặt mà còn gặp phải những cơn đau lưng dữ dội. Những cơn đau thường xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên lưng khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt hàng ngày.

Theo thống kê, có khoảng 55% mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai, đặc biệt là khoảng 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là tình trạng phổ biến, thường gặp khi mang thai, tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu tháng cuối bị đau lưng dữ dội không thuyên giảm thì mọi người nên đi đến bác sĩ để khám và khắc phục kịp thời. Cụ thể, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Đau lưng dữ dội kèm theo đau bụng, xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Đau lưng liên tục, không thể giảm đau.
  • Đau lưng kèm buốt rát khi đi tiểu.
  • Đau lưng dữ dội kéo dài và có xu hướng lan sang những vùng bên cạnh.
Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có sao không?
Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có sao không?

2. Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Đặc trưng của những cơn đau lưng tháng cuối thai kỳ là tình trạng đau buốt, đi kèm với đó là cảm giác nặng nề vùng bụng do thai nhi đang phát triển tạo nên áp lực lớn cho mẹ bầu. Thực tế, cơn đau lưng ở tháng cuối thai kỳ sẽ nghiêm trọng hơn những tháng trước. Nguyên nhân là do thai nhi đang di chuyển dần xuống vùng xương chậu và tạo áp lực lên vùng xương chậu của mẹ bầu. Điều này khiến cho các cơ xương bị kéo giãn, tác động lên vùng cơ lưng khiến mẹ bầu bị đau lưng nhiều hơn.

Đau lưng vào tháng cuối thai kỳ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang chuẩn bị “vượt cạn”. Tuy nhiên, đây không phải dấu hiệu suy nhất, mẹ bầu nên chú ý quan sát thêm những dấu hiệu khác để xác định xem có phải mình sắp sinh không.

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có phải là dấu hiệu sắp sinh
Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có phải là dấu hiệu sắp sinh

3. Cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng cuối

Bà bầu bị đau lưng 3 tháng cuối có thể áp dụng những phương pháp sau để làm giảm đau lưng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày:

3.1. Luyện tập thể dục, vận động hợp lý

Mẹ bầu nên luyện tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, tập thể dục tay không,… để cải thiện sức khỏe, duy trì cơ thể dẻo dai, hỗ trợ mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn. Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày còn giúp tăng cường cơ bắp cho vùng xương chậu, thúc đẩy máu lưu thông đến lưng và các bộ phận phía dưới, làm giảm tình trạng đau lưng hiệu quả cho mẹ bầu.

3.2. Cải thiện tư thế

Bà bầu đau lưng 3 tháng cuối nên cải thiện tư thế để cải thiện tình trạng đau lưng vào những tháng cuối thai kỳ. Tốt nhất, thai phụ không nên duy trì một tư thế cố định suốt cả ngày dài, hãy thường xuyên hoạt động nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh cho cơ xương vùng lưng. Cụ thể, mẹ bầu cần chú ý duy trì các tư thế đứng, ngồi, nằm hợp lý:

  • Khi đứng, mẹ bầu nên giữ thẳng lưng, cổ và đầu, mang dép lê và giày bệt để không gây áp lực lên cột sống.
  • Khi ngồi, mẹ bầu nên sử dụng miếng đệm để tựa lưng, ngồi thẳng, vai xuôi xuống để giảm tình trạng đau lưng hiệu quả.
  • Khi ngủ, mẹ bầu không nên dùng đệm quá cứng hoặc quá mềm, ưu tiên nằm nghiêng để giúp dưỡng chất lưu thông tới thai nhi, đồng thời, làm giảm áp lực lên vùng lưng, xương chậu.

3.3. Nghỉ ngơi hợp lý, chườm nóng

Mẹ bầu bị đau lưng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, nhằm hạn chế tình trạng co thắt, hồi phục cơn đau. Mẹ bầu có thể nâng cao 2 chân để giúp làm giảm độ cong cột sống thắt lưng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể chườm nóng lên vùng lưng để làm giảm cơn đau nhức lưng, cải thiện lưu thông khí huyết. Mẹ bầu lưu ý chỉ nên chườm nóng khoảng 15-20 phút, nếu chườm nóng quá nhiều có thể gây ra tình trạng bỏng da.

3.4. Massage, xoa bóp vùng lưng

Xoa bóp, massage vùng lưng là giải pháp hữu hiệu để làm giảm những cơn đau nhức lưng của mẹ bầu khi mang thai. Phương pháp này còn kích thích tuần hoàn lưu thông máu, đưa dưỡng chất đi nuôi thai nhi và các bộ phận trên cơ thể mẹ bầu.

3.5. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Mẹ bầu cần cân đối chế độ dinh dưỡng, tránh tình trạng ăn quá nhiều khiến tăng cân quá mức, gây áp lực lớn lên vùng xương chậu và cột sống. Mọi người nên chú ý bổ sung thêm magie và canxi từ các thực phẩm thông qua ăn uống hàng ngày như: rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa,…

Song song với bổ sung thực phẩm tự nhiên, mẹ bầu có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna để bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Sản phẩm cung cấp DHA, Omega 3, Acid folic cùng các vitamin và khoáng chất giúp các mẹ bầu khỏe mạnh và tự tin hơn trong thai kỳ. Không chỉ sử dụng cho phụ nữ trước khi mang thai, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna còn được dùng để cung cấp dưỡng chất cho cả phụ nữ trước khi mang thai, phụ nữ sau khi sinh con và đang cho con bú.

Cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng cuối
Cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng cuối

Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người khắc phục được tình trạng bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội, không để vấn đề nảy ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu quan tâm đến các sản phẩm bổ sung dưỡng chất trong thai kỳ vui lòng liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia tư vấn sản phẩm phù hợp, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, an tâm.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo