Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ cần được theo dõi chiều cao từ khi sinh ra cho đến 10 tuổi. Việc theo dõi này sẽ giúp ba mẹ biết được trẻ có đang nằm trong phạm vi chiều cao cho phép không. Từ đó, mọi người sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện chiều cao của trẻ tối ưu hơn.
1. Bảng chiều cao chuẩn của trẻ
Ngay từ khi chào đời, chiều cao của trẻ sẽ tiếp tục phát triển cho đến hết tuổi dậy thì. Do đó, trong giai đoạn từ 0 – 18 tuổi, ba mẹ có thể theo dõi sự phát triển chiều cao của trẻ dựa vào bảng chiều cao đạt chuẩn của trẻ do WHO công bố. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý là chiều cao và cân nặng của bé trai, bé gái sẽ có sự khác biệt nhất định.
Tháng tuổi | Bé trai | Bé gái | ||||
– 2SD | TB | + 2SD | – 2SD | TB | + 2SD | |
0 tháng | 46.1 | 49.9 | 53.7 | 45.4 | 49.1 | 52.9 |
1 tháng | 50.8 | 54.7 | 58.6 | 49.8 | 53.7 | 57.6 |
2 tháng | 54.4 | 58.4 | 62.4 | 53 | 57.1 | 61.1 |
3 tháng | 57.3 | 61.4 | 65.5 | 55.6 | 59.8 | 64 |
4 tháng | 59.7 | 63.9 | 68 | 57.8 | 62.1 | 66.4 |
5 tháng | 61.7 | 65.9 | 70.1 | 59.6 | 64 | 68.5 |
6 tháng | 63.3 | 67.6 | 71.9 | 61.2 | 65.7 | 70.3 |
7 tháng | 64.8 | 69.2 | 73.5 | 62.7 | 67.3 | 71.9 |
8 tháng | 66.2 | 70.6 | 75 | 64 | 68.8 | 73.5 |
9 tháng | 67.5 | 72 | 76.5 | 65.3 | 70.1 | 75 |
10 tháng | 68.7 | 73.3 | 77.9 | 66.5 | 71.5 | 76.4 |
11 tháng | 69.9 | 74.5 | 79.2 | 67.7 | 72.8 | 77.8 |
12 tháng | 71 | 75.7 | 80.5 | 76.9 | 74 | 79.2 |
13 tháng | 72.1 | 76.9 | 81.8 | 70 | 75.2 | 80.5 |
14 tháng | 73.1 | 78 | 83 | 71 | 76.4 | 81.7 |
15 tháng | 74.1 | 79.1 | 84.2 | 72 | 77.5 | 83 |
16 tháng | 75 | 80.2 | 85.4 | 73 | 78.6 | 84.2 |
17 tháng | 76 | 81.2 | 86.5 | 74 | 79.7 | 85.4 |
18 tháng | 76.9 | 82.3 | 87.7 | 74.9 | 80.7 | 86.5 |
19 tháng | 77.7 | 83.2 | 88.8 | 75.8 | 81.7 | 87.6 |
20 tháng | 78.6 | 84.2 | 89.8 | 76.7 | 82.7 | 88.7 |
21 tháng | 79.4 | 85.1 | 90.9 | 77.5 | 83.7 | 89.8 |
22 tháng | 80.2 | 86 | 91.9 | 78.4 | 84.6 | 90.8 |
23 tháng | 81 | 86.9 | 92.9 | 79.2 | 85.5 | 91.9 |
24 tháng | 81.7 | 87.8 | 93.9 | 80 | 86.4 | 92.9 |
Bảng chiều cao đạt chuẩn của trẻ
Khi nhận thấy trẻ không đạt chuẩn chiều cao, mọi người cần cho trẻ đi khám chậm tăng trưởng chiều cao để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, có biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Những nguyên nhân làm chậm phát triển chiều cao
Sự phát triển chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả những tác động từ bên trong và bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bé không đạt chuẩn chiều cao, mọi người hãy lưu ý để có những điều chỉnh phù hợp cho trẻ:
2.1. Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng
Hàng ngày, cơ thể trẻ cần được cung cấp chất dinh dưỡng từ thức ăn, đồ uống để nuôi dưỡng và phát triển cân nặng, chiều cao. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể ảnh hưởng đến 30% sự phát triển chiều cao của trẻ. Do đó, khi trẻ bị chậm phát triển chiều cao, chậm lớn có thể một phần nguyên nhân do chế độ ăn uống chưa phù hợp.
2.2. Trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng
Hormone tăng trưởng (GH) do tuyến yên tiết ra có ảnh hưởng lớn đến quá trình phân bào và lớn lên của các tế bào trong cơ thể, từ đó, giúp cơ thể phát triển chiều cao. Nếu cơ thể của trẻ tiết quá ít hormone tăng trưởng so với lượng cần thiết thì thể trạng của trẻ có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng chậm phát triển chiều cao.
2.3. Trẻ ít vận động
Tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, vận động thể lực không chỉ giúp cơ thể hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn sẽ giúp các xương, sụn được kích thích phát triển, từ đó, làm tăng chiều cao cho trẻ.
2.4. Trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu không ăn uống đầy đủ, thiếu dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ sau này. Những biểu hiện thường gặp chính là trẻ gầy yếu, xanh xao, thường xuyên ốm vặt, chậm phát triển hơn so với các bạn cùng chăng lứa.
2.5. Trẻ không đạt chuẩn chiều cao do yếu tố di truyền
Di truyền cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Theo một số nghiên cứu, có đến 23% trường hợp trẻ có ông bà, bố mẹ có chiều cao hạn chế bị ảnh hưởng bởi di truyền. Tuy yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, mọi người có thể khắc phục được bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tích cực vận động, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
3. Cách cải thiện tình trạng bé không đạt chuẩn chiều cao
Đa số các trường hợp trẻ bị chậm phát triển chiều cao có thể khắc phục được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mọi người nên cho trẻ đi khám chậm phát triển chiều cao, để được các bác sĩ tư vấn lộ trình điều trị thích hợp. Đồng thời, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giúp trẻ cải thiện chiều cao tốt hơn.
3.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ để cải thiện tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Do đó, khi bé không đạt chuẩn chiều cao, các mẹ nên có những điều chỉnh về thực đơn ăn uống, đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao và cân nặng tối ưu. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ ăn vặt ngay trước bữa chính, để trẻ có thể ăn ngon miệng, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Đặc biệt, phụ huynh cần chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ để tăng cường khả năng hấp thu canxi, hạn chế tình trạng thấp còi, nhẹ cân. Bên cạnh việc cho trẻ tắm nắng, sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D, phụ huynh có thể sử dụng sản phẩm Kinder Active D3 Drops để bổ sung vitamin D3 cho trẻ dưới dạng nhỏ giọt, giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thu canxi cho cơ thể trong trường hợp trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Sản phẩm thích hợp sử dụng trong các trường hợp:
- Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, ít tiếp xúc ánh nắng tự nhiên.
- Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, hay ốm vặt, chậm mọc răng, chậm lớn, chậm mọc tóc.
- Trẻ đang trong thời kỳ phát triển chiều cao.
- Người đang trong giai đoạn phục hồi sau gãy xương.
3.2. Khuyến khích trẻ vận động
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, mọi người có thể hướng dẫn con lựa chọn các môn thể thao phù hợp để giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu:
- Với trẻ sơ sinh: Khuyến khích trẻ tập bò, đi bộ, đạp xe,…
- Với trẻ từ 2 – 11 tuổi: Tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như: bơi lội, đá banh, đạp xe,…
- Với trẻ trong độ tuổi dậy thì: Tham gia các môn thể thao như: bơi lội, bóng rổ, đu xà, chạy bộ, đá bóng, cầu lông,…
3.3. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và sinh hoạt hợp lý
Trẻ được ngủ đủ giấc sẽ ổn định nhịp sinh học, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Các hormone tăng trưởng GH được tiết ra mạnh mẽ trong lúc ngủ sẽ có lợi cho việc kéo dài và phát triển hệ xương của trẻ.
Bố mẹ lưu ý, nên cho trẻ ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ một ngày để giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ tốt nhất. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thời gian ngủ sẽ nhiều hơn, khoảng 14 – 19 tiếng một ngày.
Mong rằng với những chia sẻ trên của Doppelherz có thể giúp các mẹ hiểu thêm về tình trạng bé không đạt chuẩn chiều cao. Từ đó, có những biện pháp khắc phục tình trạng trên kịp thời, giúp bé phát triển khỏe mạnh, cao lớn hơn.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN