Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? - Doppelherz

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Theo một số thống kê, có đến 3,6 triệu người Việt Nam bị mắc bệnh loãng xương, trong đó nữ giới chiếm đến 75%. Vậy bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Hậu quả của bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này của Doppelherz nhé! 

1. Dấu hiệu bệnh loãng xương là gì?

Xương là một cơ quan trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ được hình thành và thay thế xương cũ bị phá vỡ. Khi trẻ tuổi, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn nên khối lượng xương được gia tăng đáng kể. Hầu hết, mọi người sẽ đạt được khối lượng xương cao nhất vào năm 20 tuổi. Tuy nhiên, tuổi càng cao, khối lượng xương bị mất càng nhanh và nhiều hơn xương mới được tạo ra, đây cũng chính là nguyên nhân gây bệnh loãng xương nguyên phát ở người cao tuổi.

Tuổi càng cao khối lượng xương càng giảm nhanh gây ra tình trạng loãng xương
Tuổi càng cao khối lượng xương càng giảm nhanh gây ra tình trạng loãng xương

Hầu hết, mọi người không chú ý đến dấu hiệu bệnh loãng xương, chỉ khi xương trở nên yếu, dễ gãy khi gặp các chấn thương nhỏ như: treo chân, va đập, té ngã,… thì mọi người mới quan tâm. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh loãng xương, mọi người hãy chú ý để phát hiện bệnh lý này kịp thời nhé!

  • Đau nhức đầu xương: Đây là biểu hiện loãng xương dễ dàng nhận biết nhất. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vị trí đầu xương, mỏi dọc theo các xương dài, đôi khi cảm thấy đau nhức như bị kim chích toàn thân.
  • Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể: Các xương chịu áp lực của cơ thể bao gồm: xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, đầu gối,… Những cơn đau tái phát nhiều lần sau khi bị chấn thương, có lúc đau âm ỉ, kéo dài. Người bệnh cảm thấy đau nhiều khi vận động, di chuyển, làm việc nặng nhiều và tình trạng này thuyên giảm sau khi cơ thể được nghỉ ngơi.
  • Bị chuột rút: Chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể có nguy cơ bị loãng xương. Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm, khi nồng độ magie, canxi, kali,… trong cơ thể đang ở mức thấp. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể bị chuột rút, mọi người nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và đo mật độ xương. Đây cũng chính là cách phát hiện bệnh loãng xương sớm để khắc phục kịp thời, tránh để bệnh ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
  • Cột sống bị ảnh hưởng: Mật độ canxi bị suy giảm khiến cho xương cột sống bị yếu đi, khả năng chịu lực kém. Mọi người thường xuyên phải chịu những cơn đau lưng, cột sống cong vẹo, gù lưng,… đặc biệt là những người phải vận động mạnh, mang vác nhiều.
Dấu hiệu bệnh loãng xương là gì?
Dấu hiệu bệnh loãng xương là gì?

2.Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương là một bệnh lý phổ biến, mật độ xương suy giảm khiến cho xương trở nên yếu, dễ bị giòn và gãy hơn. Vậy bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, bệnh loãng xương thường tiến triển một cách âm thầm và sẽ biểu hiện rõ rệt sau một thời gian dài. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

2.1. Tăng nguy cơ gãy xương

Loãng xương khiến cho mật độ xương bị suy giảm, xương giòn và dễ gãy hơn. Chỉ cần va chạm nhẹ, trẹo chân hoặc vấp ngã,… cũng có thể khiến người bệnh bị gãy xương. Bên cạnh đó, khi bị gãy xương thì cũng rất khó để hồi phục, thậm chí người bệnh có thể bị thương, ảnh hưởng đến suốt đời.

Bệnh loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương
Bệnh loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương

2.2. Ảnh hưởng đến khả năng vận động

Cơ thể bị loãng xương có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ vận động, người bệnh khó có thể hoạt động mạnh như bình thường. Thậm chí, có một số trường hợp, người bệnh có thể bị tàn phế, gây suy giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là người cao tuổi.

2.3. Gây lún xẹp cột sống

Loãng xương là một bệnh nguy hiểm, có thể gây ra hậu quả làm lúc xẹp đốt sống cho khoảng 3% số người bị bệnh. Cột sống bị lún xẹp khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép làm cho người bệnh bị đau lưng kéo dài. Không chỉ vậy, cột sống bị suy yếu đến mức biến dạng có thể gây giảm chiều cao, gù lưng, còng lưng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

3. Biện pháp cải thiện tình trạng loãng xương hiệu quả

Loãng xương nên bổ sung gì? Làm thế nào cải thiện tình trạng loãng xương? Đây là vấn đề lo lắng của nhiều người đang bị bệnh loãng xương. Mọi người có thể kiểm soát, cải thiện bệnh loãng xương bằng nhiều cách:

  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ điều trị, tái khám đúng lịch, không tự ý ngừng uống thuốc hoặc tăng liều thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, không hút thuốc lá, rượu bia.
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao, mỗi ngày nên tập luyện khoảng 30 – 45 phút với những bài tập cơ bản để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày, mọi người cần cẩn thận để tránh bị té ngã, hạn chế đi giày cao gót, cất những vật dụng có thể khiến bạn bị chấn thương trong nhà của bạn.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin D và canxi để duy trì khung xương chắc khỏe.
  • Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Collagen Max để cung cấp Collagen hydrolysat, Đồng, Vitamin D, Selen,… cho cơ thể. Tác dụng của collagen nước Collagen Max là hỗ trợ tăng cường bôi trơn ổ khớp, hỗ trợ tăng cường và tái tạo sụn khớp, hỗ trợ tăng cường độ linh hoạt của khớp, hỗ trợ khớp khỏe mạnh. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho những người đang bị khô khớp, cứng khớp, thoái hóa khớp.
Biện pháp cải thiện tình trạng loãng xương
Biện pháp cải thiện tình trạng loãng xương

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?”, cũng như có cách kiểm soát, cải thiện tình trạng bệnh tiến triển. Bên cạnh đó, người bị bệnh loãng xương cần theo dõi sức khỏe của mình mỗi ngày và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.