Nam giới khi bước sang tuổi trung niên, họ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó, không thể không kể đến căn bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, dấu hiệu và biến chứng phì đại tuyến tiền liệt, mọi người hãy theo dõi bài viết này của Doppelherz nhé!
1. Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì?
Phì đại tiền liệt tuyến (BHP) có tên gọi khác là u xơ tiền liệt tuyến, phì đại nhiếp tuyến. Tiền liệt tuyến là một bộ phận có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 10 – 20 gram, có ở nam giới, nằm sát dưới cơ bàng quang, bao quanh đoạn niệu đạo chỗ nối với cổ bàng quang. Tiền liệt tuyến có chức năng chính là sản xuất ra tinh dịch cho quá trình sinh sản của nam giới. Ngoài ra, tiền liệt tuyến còn giúp giữ lại vi khuẩn, độc tố, hóa chất không đi vào đường tiết niệu.
Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là sự gia tăng về kích thước của tuyến tiền liệt khi nam giới bước sang tuổi trung niên hoặc tuổi già. Điều này gây chèn ép lên bàng quang, niệu đạo, khiến người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn tiểu tiện như: bí tiểu, khó đi tiểu, tiểu són, đi tiểu dắt,… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh phì đại tiền liệt tuyến bắt đầu ở độ tuổi 30, tuy nhiên, phải sau độ tuổi 50, bệnh mới có những triệu chứng rõ ràng. Bệnh ngày càng gia tăng theo tuổi tác, có khoảng gần 60% nam giới ngoài 50 tuổi bị mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở người già.
2. Triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến
Bệnh phì đại tiền liệt tuyến thường diễn biến âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng trong cơ thể trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi kích thước tuyến tiền liệt ngày càng tăng sẽ gây cả trở nước tiểu từ bàng quang niệu đạo do nằm ở vị trí niệu đạo. Mọi người hãy chú ý một số dấu hiệu sau để nhận biết bệnh sớm, từ đó, có biện pháp điều trị kịp thời:
- Số lần đi tiểu nhiều hơn: Người bị phì đại tuyến tiền liệt hay cảm thấy buồn đi tiểu hơn, số lần đi tiểu tăng lên bất thường, thời gian giữa 2 lần đi tiểu cũng ngắn hơn. Đặc biệt, nam giới còn gặp phải tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt, gây khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.
- Buồn tiểu, đi tiểu liên tục, tiểu đêm ở nam giới: số lần đi tiểu tăng lên bất thường, khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu. Đặc biệt là tình trạng tiểu đêm ở nam giới, là nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.
- Tiểu tiện khó, tiểu són: đây là dấu hiệu phổ biến để nhận biết bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Người bệnh đi tiểu rất khó khăn và phải tốn nhiều thời gian mới có thể đi tiểu được, mặc dù họ luôn cảm thấy buồn đi tiểu. Nước tiểu cũng chảy thành dòng nhỏ và yếu hơn, lượng nước tiểu ít, tiểu không có lực, thậm chí bị tiểu dắt, không kiềm chế được tiểu tiện.
- Tiểu ngắt quãng: Người bị phì đại tuyến tiền liệt dễ hình thành sỏi ở bàng quang nên hay gặp phải trường hợp đột ngột dừng tiểu, không thoải mái khi đi tiểu.
- Bí tiểu hoàn toàn: Người bị phì đại tuyến tiền liệt ở giai đoạn nhẹ sẽ gặp phải tình trạng bí tiểu, gặp khó khăn khi tiểu tiện. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị bí tiểu hoàn toàn. Đây là biểu hiện nặng nhất do tuyến tiền liệt chèn ép lên niệu đạo, khiến cho người bệnh không thể đi tiểu.
3. Biến chứng phì đại tuyến tiền liệt, không nên chủ quan
Phì đại tuyến tiền liệt có nguy hiểm không, có để lại biến chứng gì không? Đây là vấn đề nhiều người quan tâm và mong muốn tìm câu trả lời. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn đầu, bệnh phì đại tuyến tiền liệt không quá nguy hiểm, chỉ gây ảnh hưởng đến đường tiểu như: tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhiều lần trong ngày,… Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển trong thời gian dài, kích thước u phì đại lành tính tuyến tiền liệt càng tăng cao sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe:
3.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thể phát triển nặng theo thời gian, kéo theo đó là biến chứng nghiêm trọng, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo đó, nước tiểu ứ đọng quá lâu ở bàng quang sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn, vi trùng gây bệnh phát triển, khiến người bệnh gặp phải những vấn đề như: bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu rắt,… Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận, bàng quang,…. khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.
3.2. Biến chứng phì đại tuyến tiền liệt: Bị sỏi bàng quang
Người bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện, gây ra tình trạng sỏi ở bàng quang. Sỏi bàng quang lâu ngày tăng lên về kích thước, cọ sát vào niêm mạc gây tổn thương, thậm chí chảy máu bàng quang. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài, có thể gây ra nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn cho bàng quang, ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện, bài tiết của cơ thể.
3.3. Biến chứng gây suy thận
Suy thận được xem là một trong những biến chứng phì đại tuyến tiền liệt nguy hiểm nhất. Suy thận khiến cho chức năng của thận bị suy giảm, khả năng lọc máu kém, các chất độc hại vẫn tồn đọng trong cơ thể. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
3.4. Bí tiểu hoàn toàn
Người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ bị tắc nghẽn đường tiểu cho đến khi bị bí tiểu hoàn toàn. Khi gặp phải tình trạng, bác sĩ sẽ tiến hành thông tiểu cho người bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau, giúp cho người bệnh có thể đi tiểu tiện và bài tiết bình thường.
Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp mọi người hiểu rõ những biến chứng phì đại tuyến tiền liệt, từ đó, có biện pháp cải thiện bệnh, tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp mọi người phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Mọi người có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhất!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN