Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ không nên chủ quan

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ, mọi người không nên chủ quan

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là nỗi phiền lòng, lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Nhận biết sớm những biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ giúp kịp thời điều trị, tránh để bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của trẻ.

1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là những khiếm khuyết trong quá trình hình thành và phát triển trí não. Khi trẻ bị chậm phát triển trí tuệ thường có một số giới hạn về chức năng não bộ và khả năng khác như: học tập, đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội,…

Bên cạnh đó, trẻ cũng có chỉ số thông minh IQ thấp, đôi khi không kiểm soát được hành động của mình. Trẻ dễ cáu gắt, kích động trước những tình huống đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ chậm phát triển về trí tuệ cần tốn nhiều thời gian để học cách đi, đứng, vận động, mặc quần áo, học tập,… Vì vậy, trẻ cần nhiều sự trợ giúp đến từ bố mẹ và những người thân xung quanh.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?
Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

Thực tế, trẻ chậm phát triển trí não sẽ có những biểu hiện khác nhau. Có những trường hợp sẽ biểu hiện từ sớm, nhưng có những trẻ đến giai đoạn đi học mới được phát hiện. Vì vậy, bố mẹ cần quan sát trẻ nhiều hơn để nhận biết sớm dấu hiệu trẻ chậm phát triển, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

2.1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ là khi trẻ đến độ tuổi vận động, tức là khoảng 3 tháng, 7 tháng, 9 tháng mà vẫn không có biểu hiện biết lẫy, biết bò, biết đi. Chỉ số IQ của trẻ ở mức độ này khoảng 50 – 75 nên trẻ vẫn có thể đi học. Mặc dù sẽ tốn khá nhiều thời gian để trẻ có thể học viết, tập đọc, tập vẽ,… nhưng nếu có sự hỗ trợ và giáo dục đúng cách thì trẻ vẫn có thể học được. Từ đó, bệnh tật có thể dần dần cải thiện, lớn lên trẻ có thể tự lập, làm các công việc cá nhân một mình được.

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ

2.2. Biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình

Ở mức độ trung bình, trẻ chậm phát triển trí não sẽ có những biểu hiện như: không nói được, khó biểu hiện những gì mình muốn bằng ngôn ngữ. Chỉ số IQ của trẻ khoảng 35 – 55, do đó, trẻ vẫn có thể tự thực hiện các hoạt động ăn uống, tắm rửa,… theo sự hướng dẫn của người lớn. Trẻ vẫn có thể học tập nhưng với tốc độ khá chậm, cần sự giám sát, chăm sóc đến từ bố mẹ và người thân.

2.3. Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng

Trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng có chỉ số IQ ở mức 20 – 40. Trẻ sẽ kém linh hoạt, không phân biệt được các sự vật, sự việc, hình dáng và màu sắc. Điều này đòi hỏi mọi người phải nỗ lực nhiều mới có thể giúp trẻ học được những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Tuy nhiên, khi lớn lên, trẻ buộc phải sống trong môi trường tập thể và cần sự giúp đỡ của bố mẹ.

Những biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Những biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

3. Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không? Đây là vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh khi có con bị tình trạng này. Thay vì buồn rầu, tự ti, bố mẹ hãy đồng hành cùng trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sau đây là những cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, mọi người có thể tham khảo và áp dụng để giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn:

3.1. Kiên trì giáo dục trẻ

Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, quá trình học tập của trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, mọi người cần kiên nhẫn, dành nhiều thời gian để giáo dục, dạy dỗ trẻ. Tùy vào mức độ bệnh của trẻ, phụ huynh có thể đưa ra kế hoạch học tập, chọn trường phù hợp để tăng khả năng nhận thức và hành vi cho trẻ.

3.2. Sử dụng những liệu pháp tâm lý để cải thiện hành vi của trẻ

Trẻ chậm phát triển về trí tuệ đôi khi không thể kiểm soát được hành vi của mình, trẻ dễ bị sợ hãi, lo âu, thậm chí cáu gắt với mọi người xung quanh. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ, chuyên gia tư vấn cách khắc phục biểu hiện tâm lý bất thường của trẻ. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra liệu trình điều trị cho trẻ, bố mẹ hãy phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để cải thiện hành vi của trẻ.

3.3. Khơi gợi khả năng tư duy của trẻ

Những trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có khả năng tư duy kém hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy, khơi gợi khả năng tư duy của trẻ là điều cần thiết để não bộ của trẻ hoạt động. Hai phương pháp kích thích khả năng tư duy của trẻ bố mẹ có thể áp dụng là so sánh và phân tích:

  • Ở phương pháp so sánh, bố mẹ sẽ cùng trẻ đi tìm hiểu những điểm giống nhau, khác nhau của sự vật, màu sắc, kích thước,… để trẻ nhận biết được sự vật, sự việc.
  • Còn phương pháp phân tích, bố mẹ hãy giúp con tìm hiểu cấu tạo của các bộ phận trên cơ thể, các sự vật, sự việc, từ đó giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy và nhận thức.

3.4. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, mọi người nên cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng để hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất. Đặc biệt, mọi người nên bổ sung những thực phẩm giàu Omega 3 để hỗ trợ cải thiện thị lực, giúp não bộ phát triển tốt.

Mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Omega-3 Syrup giúp bổ sung Omega 3 cùng 11 loại vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ trẻ phát triển não bộ. Sản phẩm có tác dụng tích cực tích cực ở trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hỗ trợ tăng cường thị lực, hỗ trợ phòng ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Omega-3 Syrup để bổ sung Omega 3 cho trẻ
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Omega-3 Syrup để bổ sung Omega 3 cho trẻ

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn những biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ, cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường về tâm lý, cha mẹ nên đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống của trẻ. Để được tư vấn thêm về cách bổ sung dưỡng chất hỗ trợ trẻ phát triển não bộ, mọi người hãy liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo